Thủ tục thành lập thẩm mỹ viện năm 2023
Điều kiện thành lập thẩm mỹ viện
Cơ sở thẩm mỹ viện cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những loại hình phòng khám chuyên khoa. Để được cấp Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện cần phải đáp ứng các điều kiện:
Thứ nhất, về điều kiện có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, thẩm mỹ viện phải có Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.
Thứ hai, về điều kiện cơ sở vật chất phải đáp ứng:
(1) Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;
(2) Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh;
(3) Có buồng lưu người bệnh;
(4) Các điều kiện khác tùy theo phạm vi chuyên môn đăng ký;
(5) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật;
(6) Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.
Thứ ba, về điều kiện về trang thiết bị y tế được quy định như sau:
(1) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
(2) Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Thứ tư, về điều kiện về nhân sự, đó là:
(1) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó;
(2) Các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Thủ tục thành lập thẩm mỹ viện
Hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài;
– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của phòng khám;
– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của phòng khám;
– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
– Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: phòng khám đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, văn bản trên thành 01 bộ hồ sơ, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đến nộp tại Sở y tế tỉnh thành phố nơi đặt cơ sở thẩm mỹ viện. Thời gian xin giấy phép thành lập phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ dự kiến 90 ngày làm việc.
Thủ tục
– Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền;
– Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ;
– Bước 3: Bổ sung, điều chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
– Bước 4: Tiếp nhận kết quả.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, văn bản trên thành 01 bộ hồ sơ, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đến nộp tại Sở y tế tỉnh thành phố nơi đặt cơ sở thẩm mỹ viện hoặc Bộ Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện thuộc các bộ khác;Thời gian xin giấy phép thành lập phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ dự kiến 90 ngày làm việc.
Trên đây là những quy định của pháp luật về Thủ tục thành lập thẩm mỹ viện năm 2023. Zluat xin gửi đến quý bạn đọc.
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trường hợp có các thắc mắc cần giải đáp chi tiết liên quan đến pháp luật quý bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline: 0906.719.947, email: [email protected] để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng Quân, Luật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác