Giao kết hợp đồng dịch vụ và 1 số vấn đề pháp lý liên quan.

Giao kết hợp đồng dịch vụ và 1 số vấn đề pháp lý liên quan

Giao kết hợp đồng dịch vụ

Tương tự việc giao kết bất kỳ một loại hợp đồng nào, các bên trong hợp đồng dịch vụ bày tỏ ý chí về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng trên cơ sở tuân theo nguyên tắc do pháp luật quy định.

Mục đích của việc giao kết hợp đồng dịch vụ cũng cùng bản chất với mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.

Người kết ước, hay chủ thể giao kết hợp đồng là các bên tham gia vào một quan hệ hợp đồng, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Trong một quan hệ hợp đồng, xuất hiện những cặp chủ thể tương ứng là người có quyền (trái chủ) và người có nghĩa vụ (thụ trái). Một trái chủ có thể có nhiều thụ trái và ngược lại, một thụ trái có thể có nhiều trái chủ.

Lưu ý rằng, có những trường hợp “các bên” trong quan hệ hợp đồng mang tính kỹ thuật pháp lý hơn là thực chất, khi mà một người giao kết hợp đồng với chính bản thân mình. Người đó thực hành hai (hoặc nhiều hơn) tư cách pháp lý khác nhau và giao kết hợp đồng giữa các tư cách đó. Ví dụ như: một người được ủy quyền bởi cả hai bên trong quan hệ hợp đồng để giao kết hợp đồng; một người được ủy quyền giao kết một hợp đồng và giao kết hợp đồng đó với chính mình.

Về chủ thể của khái niệm hợp đồng dịch vụ trong Bộ luật Dân sự 2015 có điểm khác so với Bộ luật Dân sự 2005. Trong Bộ luật Dân sự 2005 sử dụng khái niệm chủ thể là bên thuê dịch vụ. Tuy nhiên, trong thực tế, trong hoạt động dịch vụ không chỉ có bên thuê dịch vụ mà nhiều trường hợp còn có bên sử dụng dịch vụ khác.

Ví dụ, một công ty ký hợp đồng dịch vụ khám chữa bệnh cho 50 công nhân tại bệnh viện X, trong trường hợp này, bệnh viện X được xem là bên cung ứng dịch vụ, công ty là bên thuê dịch vụ nhưng bên sử dụng dịch vụ lại là người lao động.

Trong trường hợp này, người lao động cũng có những quyền, nghĩa vụ tương ứng trong hoạt động dịch vụ. Nếu sử dụng khái niệm chủ thể của Bộ luật Dân sự 2005 sẽ làm cho chủ thể trong hoạt động dịch vụ bị hẹp đi, sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, Bộ luật Dân sự 2015 sử dụng đối tượng với tên gọi mang nội hàm rộng hơn để có thể bao quát, không bỏ sót chủ thể nào, tạo điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Xuất phát từ bản chất là một loại giao dịch dân sự, hình thức của hợp đồng dịch vụ phải đáp ứng được quy định về hình thức của giao dịch dân sự tại Bộ luật Dân sự 2015:

  • Hợp đồng miệng
  • Hợp đồng văn bản: văn bản thông thường, văn bản có công chứng, chứng thực.

Hợp đồng dịch vụ là một loại giao dịch dân sự, để giao dịch dân sự có hiệu lực thì trước tiên giao dịch đó phải không trái với các quy định của pháp luật. Hợp đồng phải hợp pháp thì mới có khả năng phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng. Do đó, hợp đồng dịch vụ phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Trừ một số trường hợp đặc thù, nếu một hợp đồng dịch vụ không đáp ứng được các điều kiện nêu trên, hợp đồng đó có thể bị tuyên vô hiệu theo Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015.

Ví dụ: Chủ tịch công ty A thuê một đoàn vũ công để biểu diễn tại buổi khai trường công ty và yêu cầu đoàn vũ công này phải biểu diễn khỏa thân. Ở nước ta, những tiết mục mang tính chất khỏa thân vẫn chưa được công nhận là hợp pháp. Trường hợp này, hợp đồng dịch vụ này có thể xem là vi phạm điều cấm của luật, có thể tuyên bố vô hiệu.

Điểm cần lưu ý là Điều 122 bổ sung quy định “trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Cùng với đó, Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung các quy định về trường hợp giao dịch dân sự không bị xem là vô hiệu bao gồm: điểm a khoản 2 Điều 125, điểm b khoản 2 Điều 125, điểm c khoản 2 Điều 125, khoản 2 Điều 126.

Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã loại trừ trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch như theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 và chỉ áp dụng trong trường hợp cả hai bên cùng bị nhầm lẫn, hoặc một bên bị nhầm lẫn và bên kia hoàn toàn không biết bên còn lại có sự nhầm lẫn khi xác lập giao dịch đó.

Mặt khác, đối với giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn mà mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Như vậy, Zluat đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng dịch vụ. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật, quý khách có thể liên hệ qua:

Hotline 0906.719.947;

Email: lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn trực tiếp bởi Luật sư Lâm Hoàng QuânLuật sư Trịnh Văn Long và các Luật sư có kinh nghiệm khác.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *