Kinh nghiệm thành lập công ty TPHCM.

Kinh nghiệm thành lập công ty riêng đây là vấn đề được nhiều người tâm hiện nay. Bởi khi trải qua nhiều năm làm việc trong cùng một lĩnh vực, bạn cảm thấy đơn điệu và không có sự đột phá. Vì thế, bạn đã có ý định mở công ty riêng tại TPHCM cho mình. Bạn lập ra một bản kế hoạch kinh doanh lý tưởng để thực hiện cho ước mơ, hoài bão của mình. Nhưng “vạn sử khởi đầu nan” bước đầu kinh doanh không chỉ có bạn mà rất nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn và phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu rất nhiều thứ cùng lúc.

Với nhiều năm kinh nghiệm là đơn vị tư vấn trong lĩnh vực thành lập công ty. Trong bài viết này Luatvn sẽ chia sẻ cho Quý khách hàng một số kinh nghiệm thành lập công ty tại TPHCM để khách hàng tham khảo. Hoặc gọi điện đến Hotline/ Zalo: 0906.719.947 để được tư vấn chi tiết nhé!

Một số kinh nghiệm thành lập công ty riêng

Kinh nghiệm thành lập công ty riêng
Chia sẽ một số kinh nghiệm thành lập công ty riêng

Khi nói đến kinh nghiệm thành lập công ty thì chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề để bạn quan tâm. Do đó, Luatvn sẽ đưa ra một số kinh nghiệm cần thiết mà bạn cần phải biết. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Lựa chọn loại hình thành lập công ty

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều loại hình công ty/ doanh nghiệp hợp pháp khác nhau được chính phủ công nhận. Vì thế, cá nhận thành lập công ty riêng cần phải biết rõ về đặc điểm của từng loại hình. Từ đó có thể xác định, lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nghành nghề và quy mô kinh doanh của công ty. Hiện có 4 loại hình hợp pháp tại Việt Nam, đó là:

  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty hợp danh
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Công ty cổ phần

Thứ hai: Kinh nghiệm thành lập công ty riêng – Lựa chọn đặt tên và nơi đặt địa chỉ công ty

Khi thành lập công ty nên lựa chọn tên công ty đơn giản, dễ nhớ, có ấn tượng tốt để xây dựng thương hiệu riêng cho công ty. Đặc biệt lưu ý, không được đặt tên công ty mình trùng. Hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản (cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014). Bạn có thể kiểm tra xem tên công ty mình có bị trùng với công ty khác hay không. Truy cập vào đường link sau: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx

Những công ty/ doanh nghiệp mới thành lập để tiết kiệm chi phí cần lưu ý ở bước này. Có thể đặt địa chỉ công ty tại nhà của bạn bè, người thân. Tuy nhiên, địa chỉ được đặt cần phải chính xác, rõ ràng và minh bạch.

Kinh nghiệm thành lập công ty riêng tại TPHCM
Luatvn hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty chuẩn pháp luật tại TPHCM

Thứ ba: Lựa chọn mức vốn cân đối thành lập công ty

Mức vốn tối thiểu: Đối với các ngành nghề kinh doanh bình thường thì khi doanh nghiệp thành lập công ty không có quy định mức vốn tối thiểu. Trong trường hợp doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định. Thì bắt buộc phải có mức vốn tối thiểu khi thành lập công ty theo đúng quy định pháp luật.

Góp vốn: Việc góp vốn được thực hiện trong thời hạn 90 ngày bắt đầu từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tài sản góp vốn có thể bằng tiền mặt, ngoại tệ, bất động sản, xe cộ, nhà cửa.

Thứ tư: Kinh nghiệm về lựa chọn người đại diện pháp luật

Người đại diện theo pháp luật chính là người đại diện cho doanh nghiệp. Thực hiện toàn bộ giao dịch trên mặt pháp lý nên sẽ là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn cao. Hoặc trình độ quản lý để điều hành doanh nghiệp. Tránh việc doanh nghiệp lựa chọn người không đủ khả năng về trình độ, kỹ năng kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau khi thành lập công ty có thể thay đổi người đại diện theo đúng pháp luật.

Thứ năm: Kinh nghiệm đóng thuế sau khi thành lập công ty riêng

  • Thuế môn bài: Doanh nghiệp phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày (bắt đầu từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp).
  • Thuế giá trị gia tăng: Được đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
  • Thuế xuất khẩu (doanh nghiệp xuất khẩu): Thuế này đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.
  • Thuế nhập khẩu (doanh nghiệp nhập khẩu): Đóng khi doanh nghiệp thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.

Trên đây là những thông tin, kinh nghiệm thành lập công ty riêngLuatvn muốn cung cấp đến bạn đọc. Để hiểu rõ hơn về các quy định cũng như các thủ tục thành lập công ty. Qúy khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến Luatvn thông qua Hotline/ Zalo: 0906.719.947 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *