Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
Vậy mạch tích hợp bán dẫn là gì? Đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY tới hotline 0906.719.947 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:
- Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010;
- Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.
- Luật số 07/2022/QH15 ngày 16 tháng 06 năm 2022 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
Mạch tích hợp bán dẫn là gì?
Bàn về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, cũng là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, mạch tích hợp bán dẫn được ghi nhận tại khoản 14 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
“14. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.”
Có thể thấy, mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Theo đó, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Điều kiện chung đối với thiết kế bố trí được bảo hộ
Căn cứ Điều 68 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có tính nguyên gốc
– Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả
- Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó.
– Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định về tính nguyên gốc.
Có tính mới thương mại
– Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký.
– Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký theo quy định pháp luật về Sở hữu trí tuệ (quy định tại Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung tại điểm c khoản 82 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022) hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.
– Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hóa chứa mạch tích hợp bán dẫn đó.
Chi tiết: Điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí được pháp luật quy định như thế nào?
Ai được bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn?
Hiện nay, pháp luật quy định tổ chức, cá nhân sau đây có quyền thiết kế bố trí:
- Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Theo đó, những đối tượng không được đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí bao gồm:
– Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn
– Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
Trình tự, thủ tục đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Thành phần hồ sơ
– 02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí
– 04 bộ bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí
– Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí
– Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký thiết kế bố trí
Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định thiết kế bố trí cần bảo hộ trong đơn đăng ký thiết kế bố trí bao gồm:
– Bản vẽ, ảnh chụp thiết kế bố trí
– Thông tin về chức năng, cấu tạo của mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí
– Mẫu mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí, nếu thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại.
Bạn đang muốn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nhưng chưa biết cách soạn hồ sơ? Hay bạn không muốn mất thời gian để tự mình đi nộp và chờ đợi kết quả? Hãy GỌI NGAY cho Zluat để nhận được TƯ VẤN SỚM NHẤT.
Thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Hồ sơ được nộp hồ sơ qua 2 hình thức sau:
– Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thông tin địa điểm tiếp nhận đơn:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
– Nộp trực tuyến tại Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Thời hạn xử lý hồ sơ
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký thiết kế bố trí được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký thiết kế bố trí có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
– Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
– Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
– Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
Phí, lệ phí đăng ký Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/01 hình
– Phí thẩm định: 180.000VNĐ
Xem thêm: Phí, lệ phí liên quan đến thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn được quy định như thế nào?
Hiện nay, chi phí khi sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn của Zluat còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Hãy GỌI NGAY cho Luật sư để nhận được BÁO GIÁ với CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT.
Xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bị phạt như thế nào?
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu thiết kế bố trí:
- Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Khai thác công dụng sản phẩm xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc sản phẩm được sản xuất từ quy trình xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hai hành vi trên.
Theo đó, Điều 10 Nghị định 99 /2013/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với các hành vi vi phạm quyền đối với thiết kế mạch tích hợp bán dẫn như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi trên vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 3.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định trên trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
– Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt trên nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh:
- Sản xuất bao gồm: Thiết kế, xây dựng, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói sản phẩm, hàng hóa xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí;
- Nhập khẩu sản phẩm xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí;
- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm vì mục đích kinh doanh.
Chi tiết: Pháp luật quy định như thế nào về hành vi xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn?
DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH TÍCH HỢP BÁN DẪN NHANH – TRỌN GÓI – GIÁ RẺ
Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn? Hãy liên hệ với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các cá nhân, doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
- Thành lập trung tâm ngoại ngữ Quận 6 HCM.
- Con ngoài giá thú có được quyền yêu cầu cấp dưỡng hay không?.
- Xử phạt hành vi vi phạm về khuyến mại năm 2022 (phần 3).
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận phân chia khoản nợ chung – tại Nam Toàn, Nam Trực, Nam Định
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) dành quyền nuôi con nhanh tại Khánh Thịnh, Yên Mô, Ninh Bình