Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng vay mượn, mua bán.

Sự phát triển của xã hội và sự đa dạng trong tiến trình kinh tế của thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng làm các hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự, thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Vấn đề được đặt ra rằng, nếu như buông lỏng mà không có những quy chế nhất định để điều chỉnh thì căn cứ để làm phát sinh, chấm dứt và giải quyết hậu quả pháp rất mong manh. Vì thế, để góp phần đảm bảo sự ổn định của xã hội, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng cũng như quyền, lợi ích chung của tập thể, cá nhân, Bộ luật dân sự hiện hành đã quy định riêng về các loại hợp đồng thông dụng, trong đó, có hợp đồng vay mượn và hợp đồng mua bán.

Trong một xã hội hiện đại, hợp đồng là một phương tiện quan trọng giúp con người thực hiện các giao lưu xã hội vì mục đích thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt hay kinh doanh. Ngày nay các giao lưu dân sự diễn ra ngày càng sôi động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cùng với sự phát triển đó thì nhu cầu tất yếu là cần phải có một cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các giao dịch này và đó là hợp đồng – sự lựa chọn và hình thức pháp lý ít rủi ro nhất trong khi thiết lập các quan hệ dân sự hằng ngày. Vậy nhưng, không phải ai cũng có thể hiểu hết về hợp đồng vay mượn, hợp đồng mua bán, pháp luật quy định như thế nào về điểu khoản, nghĩa vụ các bên, việc soạn thảo phải đáp ứng yêu cầu gì? Zluat sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng vay mượn, mua bán cho Quý khách hàng với những nội dung chính dưới đây.

1. Nội dung tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán của Zluat.

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Đối với hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được điều chỉnh bởi Luật Dân sự, Luật nhà ở và các văn bản pháp luật khác liên quan tùy thuộc vào đối tượng mua bán.

1.1 Đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản

– Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ;

– Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù;

– Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng nhằm mục đích chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ bên bán sang bên mua.

1.2 Những quy định về hợp đồng mua bán tài sản

a. Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản

– Là vật (phải được xác định rõ), tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền sở hữu đó thuộc sở hữu của bên bán).

– Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.

– Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

b. Hình thức của hợp đồng mua bán tài sản

– Hình thức của hợp đồng vay tài sản bao gồm 3 hình thức được ghi nhận trong BLDS về giao dịch dân sự, bởi bản chất của hợp đồng là một loại giao dịch, bao gồm:

+ Hợp đồng vay tài sản bằng lời nói;

+ Hợp đồng vay tài sản bằng văn bản;

+ Hợp đồng vay tài sản bằng hành vi cụ thể.

– Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

c. Những nội dung của hợp đồng mua bán tài sản.

– Giá và phương thức thanh toán:

+ Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.

+ Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

– Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán:

+ Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.

+ Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

+ Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

– Địa điểm và phương thức giao tài sản:

Địa điểm giao tài sản: do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định:

+ Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;

+ Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

– Phương thức giao tài sản:

+ Tài sản được giao theo phương thức do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua.

+ Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Nội dung tư vấn soạn thảo hợp đồng vay mượn của Zluat.

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2.1 Đặc điểm của hợp đồng vay tài sản

– Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế hoặc hợp đồng ưng thuận

– Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ

– Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có tính đền bù hoặc không có tính đền bù

– Hợp đồng vay tài sản là căn cứ chuyển quyền sở hữu tài sản

2.2 Những quy định về hợp đồng vay tài sản

a. Chủ thể của hợp đồng vay tài sản

– Là cá nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Là pháp nhân và các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật dân sự như hộ gia đình, tổ hợp tác,..

b. Đối tượng của hợp đồng vay tài sản

– Đối tượng của hợp đồng vay tài sản là tài sản, bao gồm: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

c. Hình thức của hợp đồng vay tài sản

– Hình thức của hợp đồng vay tài sản bao gồm 3 hình thức được ghi nhận trong BLDS về giao dịch dân sự, bởi bản chất của hợp đồng là một loại giao dịch, bao gồm:

+ Hợp đồng vay tài sản bằng lời nói;

+ Hợp đồng vay tài sản bằng văn bản;

+ Hợp đồng vay tài sản bằng hành vi cụ thể.

– Đối với hợp đồng vay tài sản thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là hợp đồng bằng văn bản.

d. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ trong hợp đồng vay tài sản

– Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn

+ Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

– Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn

+ Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

+ Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

e. Lãi suất và lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng vay tài sản

– Lãi suất vay trong hợp đồng vay tài sản do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

– Khi lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

– Khi các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn (không quá 20%) tại thời điểm trả nợ.

f. Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vay tài sản

– Đối với bên cho vay:

+ Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

+ Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

+ Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn.

– Đối với bên vay:

+ Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

+ Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn (không quá 20%) trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

+ Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất giới hạn (không quá 20%) tại thời điểm trả nợ .

+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Các bước tư vấn của Zluat về dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán, vay mượn.

– Tóm tắt vấn đề và xác định mong muốn của khác hàng về nội dung hợp đồng;

– Xác định các quy định pháp luật hiện hành đang điều chỉnh vấn đề này để đưa vấn đề đi theo đúng hướng cả về nội dung và hình thức;

– Phân tích về quyền, lợi ích và nghĩa vụ của Quý Khách hàng với những nội dung trong hợp đồng dự thảo;

– Tư vấn, cung cấp các giải pháp pháp lý và các hậu quả pháp lý có thể xảy ra trong quá trình soạn thảo hợp đồng;

– Giải đáp các thắc mắc của Quý Khách hàng liên quan đến nội dung tư vấn;

– Thay mặt Quý khách hàng làm việc với đối tác để thỏa thuận quyền lợi.

4. Các phương thức liên lạc khi có nhu cầu soạn thảo hợp đồng mua bán, vay mượn

Phạm vi cung cấp dịch vụ tư vấn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng có thể liên lạc với Zluat qua những phương thức tư vấn sau:

– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0906.719.947 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.

– Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.

– Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử lienhe.luatvn@gmail.com. Zluat sẽ soạn thảo văn bản, ký bởi luật sư phụ trách, đóng dấu Công ty Luật và gửi bản cứng đến địa chỉ của Quý Khách hàng. Quý Khách hàng có thể sử dụng văn bản tư vấn của Zluat trong quá trình làm việc với đối tác, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các bên liên quan.

– Tư vấn trực tiếp: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0906.719.947 đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại văn phòng để được tư vấn trực tiếp.

Zluat

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *