Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự hội nhập giữa các quốc gia về nhiều lĩnh vực kéo theo đó là sự bùng nổ của ngành du lịch. Việt Nam cũng là một quốc gia với nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, thu hút lượng lớn khách du lịch cả trong và ngoài nước, vì vậy mà ngành du lịch lữ hành đang ngày một phát triển mạnh mẽ. Theo đó, muốn kinh doanh lĩnh vực du lịch thì cần phải xin được giấy phép kinh doanh du lịch.
Bạn muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nhưng chưa có giấy phép? Hay không rõ trình tự thủ tục để xin cấp giấy phép dịch vụ lữ hành nội địa? Hãy tham khảo nội dung bài viết này hoặc GỌI NGAY cho chúng tôi qua số điện thoại: 0906.719.947 để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa tại tỉnh Cao Bằng NHANH – TRỌN GÓI – GIÁ RẺ.
Căn cứ pháp lý
– Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
– Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.
– Thông tư số 33/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; lệ phí cấp Giấy phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Có hiệu lực từ ngày 14 tháng 5 năm 2018.
– Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
Lữ hành là hoạt động kinh doanh của ngành du lịch dựa vào các tính chất trọn gói như đã bao gồm: khách sạn, ăn uống, di chuyển, các dịch vu chơi giải trí… Hiện nay các công ty dịch thường giới hạn theo hình thức trọn gói.
Theo đó, kinh doanh lữ hành nội địa là việc một doanh nghiệp được phép hoạt động cung cấp các tour du lịch, vận chuyển hành khách từ địa điểm du lịch này đến địa điểm du lịch khác trong lãnh thổ Việt Nam
Xem thêm: Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?
– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở.
Thông tin cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành tại tỉnh Cao Bằng:
Sở Du lịch tỉnh Cao Bằng
Địa chỉ: 5 Nguyễn Du, P. Hợp giang, Cao Bằng
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Bạn còn chưa biết cách chuẩn bị các hồ sơ xin giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành nội địa? Không biết soạn thảo đơn đề nghị như thế nào? Hay không muốn mất thời gian để tự mình nộp và chờ đợi trả kết quả? ĐỪNG TIẾC một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để nhận được những tư vấn MIỄN PHÍ và NHANH NHẤT.
Kí quỹ là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo đó, bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Điều 1 Nghị định 94/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành thì mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng.
Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Xem thêm: Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?
1. Tiền ký quỹ
Tiền ký quỹ sẽ được sử dụng trong trường hợp khách du lịch gặp tai nạn, rủi ro, tử vong, bị xâm hại tính mạng cần biện pháp điều trị khẩn cấp hoặc đưa gấp về nơi cư trú mà doanh nghiệp không đủ kinh khí để giải quyết kịp thời. Trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm doanh nghiệp nộp đơn đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh sẽ xem xét và quyết định xuất tiền hoặc từ chối.
Trong thời hạn 30 ngày sau khi rút tiền khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã sử dụng theo quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ – CP. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện sẽ phải chịu các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Các trường hợp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa bị thu hồi:
– Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, giải thể hoặc phá sản
– Không đáp ứng một trong các điều kiện cấp phép
– Không đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định
– Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh
– Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật
– Cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh
4. Mức phạt
Theo Nghị định 42 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành thì:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh ghi trong Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Hoạt động kinh doanh lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng, chấm dứt hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước giấy phép, yêu cầu tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành.
Xem thêm: Mức phạt đối với hoạt động kinh doanh lữ hành
Khi đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp phải nộp phí thẩm định và lệ phí cấp giấy phép theo quy định tại Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định về phí thẩm định cấp GPKD lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa; thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; cấp giấy phép thành lập VPĐD tại Việt Nam của doanh nghiệp lữ hành nước ngoài. Cụ thể:
Phí thẩm định có mức: 3.000.000 đồng/giấy phép.
Lệ phí có mức: 3.000.000 đồng/giấy phép.
Hãy LIÊN HỆ NGAY với Zluat để nhận báo giá với Chi Phí Thấp Nhất nhé.
Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ du lữ hành nội địa, hãy liên hệ với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
- Dịch vụ ly hôn Đơn phương tranh chấp nợ chung trọn gói tại Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Lai Vu, Kim Thành, Hải Dương. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 30,000 đồng.
- Trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) Không có con chung nhanh chóng tại Phong Thu, Phong Điền, Thừa Thiên Huế
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Phường 1, Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 80,000 đồng.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Hoằng Đạt, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Chia sẻ đơn giản, tòa nhận đơn, viết vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, đơn giản 80,000 đồng.