Dịch vụ cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô tại tỉnh Vĩnh Long.

Song song với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu di chuyển của con người ngày càng mạnh mẽ, cả về lĩnh vực thương mại và giải trí. Theo đó, kinh doanh vận tải là ngành nghề đang được Nhà nước chú trọng đầu tư và phát triển, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải xin giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động.

Bạn muốn hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô nhưng lại chưa có giấy giép kinh doanh vận tải? Hay là không rõ thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô như thế nào? Hãy tham khảo nội dung bài viết này hoặc GỌI NGAY cho chúng tôi qua số điện thoại: 0906.719.947 để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ xin giấy phép kinh doanh vận tải tại tỉnh Vĩnh Long NHANH – TRỌN GÓI – GIÁ RẺ.

– Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định hoạt động vận tải đường bộ;

– Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

Theo đó, tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải được cấp Giấy phép.

Theo Điều 66 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bao gồm:

  1. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô: Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định; Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của hành khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền; Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải;Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch.
  2. Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô: Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường; Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải; Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng; Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm.

Xem thêm: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là gì?

– Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

– Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe.

Trong đó, thiết bị giám sát hành trình là một thiết bị có chức năng xác định vị trí chính xác của xe, giúp cho chủ xe cũng như cơ quan chức năng có thể giám sát toàn bộ hành trình di chuyển. Thiết bị này đa số sử dụng công nghệ định vị GPS để hoạt động.

– Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;

Xem thêm: Nghiệp vụ vận tải là gì?

– Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;

Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Thông tư 12/2020 của Bộ GTVT quy định: Người có trình độ chuyên môn về vận tải là người có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên.

– Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Ngoài các điều kiện đã nêu tại mục 1 thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

– Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai.

Tiêu chuẩn quốc gia chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô có 5 loại hình kinh doanh là vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, du lịch và hợp đồng; vận chuyển hàng khách bằng xe buýt và vận chuyển hành khách bằng taxi sẽ được đánh giá trên 5 tiêu chí, gồm Chất lượng phương tiện, Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, Hành trình, Tổ chức, quản lý của đơn vị vận tải và Quyền lợi của hành khách.

– Có đủ các điều kiện đã nêu tại mục 1;

– Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông.

Chi tiết: Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô được quy định như thế nào?

Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;

Trong đó, Người điều hành vận tải là người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc được người đại diện theo pháp luật của đơn vị kinh doanh vận tải giao nhiệm vụ bằng văn bản trực tiếp phụ trách hoạt động kinh doanh vận tải.

– Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).

Hộ kinh doanh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải

Bạn còn chưa biết cách chuẩn bị các hồ sơ xin giấy phép tư vấn giấy phép kinh doanh vận tải? Không biết soạn thảo đơn đề nghị như thế nào? Hay không muốn mất thời gian để tự mình nộp và chờ đợi trả kết quả? ĐỪNG TIẾC một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để nhận được những tư vấn MIỄN PHÍ và NHANH NHẤT.

Hồ sơ được nộp (trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính) đến Cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải tỉnh/thành phố nơi đơn vị kinh doanh vận tải đặt trụ sở.

Sở Giao thông vận tải tỉnh Vĩnh Long

Địa chỉ: 83 Ba Mươi Tháng Tư, Phường 1, Vĩnh Long

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do.

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc thông báo qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

1. Hình thức kinh doanh vận tải bằng ô tô gồm:

Thứ nhất, vận tải hành khách bằng phương tiện xe ô tô theo tuyến cố định

Thứ hai, kinh doanh với hình thức vận tải khách bằng xe taxi

Thứ ba, hình thức vận tải hành khách theo hợp đồng đã được quy định

Thứ tư, đầu tư kinh doanh với hình thức vận tải khách du lịch bằng xe ô tô

Thứ năm là kinh doanh với hình thức vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

2. Hoạt động được coi là kinh doanh vận tải ô tô phải có đầy đủ các yếu tố sau:

– Thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải như: trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe, quyết định giá cước vận tải;

– Đối tượng vận chuyển là hành khách, hàng hoá;

– Hoạt động nhằm mục đích là sinh lời.

3. Mức phạt nếu không có giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô

Theo Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không có Giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định;

– Thực hiện không đúng hình thức kinh doanh đã đăng ký trong Giấy phép kinh doanh vận tải;

Như vậy, với lỗi kinh doanh dịch vụ vận tải mà không có giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải.

Chi phí cung cấp dịch vụ tư vấn xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Hãy LIÊN HỆ NGAY với Zluat để nhận báo giá với Chi Phí Thấp Nhất nhé.

Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải, hãy liên hệ với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.

Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư