Thủ tục cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với phòng khám chuyên khoa tại Hà Giang.

Nhằm đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, cơ sở khám chữa bệnh được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến địa phương. Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác. Phòng khám chuyên khoa là một loại trong các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống này. Để thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám chuyên khoa bắt buộc phải có giấy phép hoạt động. Bạn có nhu cầu tìm hiểu thủ tục cấp giấy phép hoạt động của phòng khám chuyên khoa? Bạn muốn mở phòng khám chuyên khoa tại tỉnh Hà Giang? GỌI NGAY để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

– Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23/11/2009;

– Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ y tế;

– Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó, khám bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. Chữa bệnh là việc sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Phòng khám chuyên khoa là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trong phòng khám chuyên khoa thực hiện chức năng khám bệnh, chữa bệnh trong một phạm vi nhất định. Phòng khám chuyên khoa, bao gồm:

  • Phòng khám nội tổng hợp;
  • Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và chuyên khoa khác thuộc hệ nội;
  • Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông;
  • Phòng khám chuyên khoa ngoại;
  • Phòng khám chuyên khoa phụ sản;
  • Phòng khám chuyên khoa nam học;
  • Phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt;
  • Phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng;
  • Phòng khám chuyên khoa mắt;
  • Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;
  • Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng;
  • Phòng khám chuyên khoa tâm thần;
  • Phòng khám chuyên khoa ung bướu;
  • Phòng khám chuyên khoa da liễu;
  • Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền; Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
  • Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng;
  • Phòng khám hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy;
  • Phòng khám, điều trị HIV/AIDS;
  • Phòng xét nghiệm;
  • Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang;
  • Phòng khám, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
  • Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng;
  • Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp;
  • Phòng khám chuyên khoa khác.

Xem thêm: Các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

Phòng khám chuyên khoa là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Căn cứ Khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bắt buộc phải có giấy phép hoạt động.

Theo đó, Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là “Giấy phép hoạt động”) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

Sở dĩ pháp luật quy định phòng khám chuyên khoa bắt buộc phải có giấy phép hoạt động mới được tiến hành hoạt động khám bệnh chữa bệnh bởi việc khám bệnh, chữa bệnh là hoạt động liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của con người, đặc biệt phòng khám chuyên khoa chỉ thực hiện khám chữa bệnh trong phạm vi nhất định. Người bệnh chỉ được chăm sóc sức khỏe tốt nhất tại những cơ sở đủ điều kiện tối thiểu theo luật định và bởi những bác sĩ có chuyên môn, đã qua đào tào.

Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động là một thủ tục bắt buộc khi bạn có nhu cầu mở phòng khám chuyên khoa.

Trường hợp phòng khám chuyên khoa không có Giấy phép hoạt động mà vẫn thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám chuyên khoa đó sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 6 Điều 39 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:

“Điều 39. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;”

Như vậy, phòng khám chuyên khoa thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi không có giấy phép có thể bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, phòng khám chuyên khoa còn có thể bị đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng.

Chat Ngay với Luật Sư để tư vấn về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa NHANH NHẤT, CHI PHÍ THẤP NHẤT.

Theo quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, phòng khám chuyên khoa được hoạt động khi đủ 02 điều kiện sau đây:

Thứ nhất, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với phòng khám chuyên khoa.

Thứ hai, có giấy phép hoạt động do Giám đốc Sở Y tế nơi phòng khám chuyên khoa đặt cơ sở cấp.

Xem ngay: Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói theo quy định Luật Doanh nghiệp mới nhất

Xem ngay: Tất tần tật về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Điều 25 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa như sau:

Trước khi xem xét những điều kiện riêng biệt, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện chung đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể:

Về Cơ sở vật chất:

– Có địa điểm cố định;

– Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

– Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ.

Về Trang thiết bị y tế:

– Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

– Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa;

– Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký.

Về Nhân lực:

– Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.
  • Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.
  • Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản;
  • Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

– Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công.

Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;

– Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;

– Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;

– Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

Về Cơ sở vật chất:

– Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant), châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;

– Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt;

– Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.

Về Thiết bị y tế:

Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Về Nhân sự:

Đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau:

– Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;

– Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;

– Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HlV/AIDS;

– Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền: Là bác sỹ hoặc y sỹ chuyên khoa y học cổ truyền;

– Phòng chẩn trị y học cổ truyền: Là lương y hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận phương pháp chữa bệnh gia truyền;

– Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học dự phòng và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân chuyên ngành dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học cổ truyền và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân y khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc y sỹ và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;

– Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ;

– Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học;

– Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp: Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp;

– Phòng xét nghiệm: Là bác sỹ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm hoặc cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyển dụng làm chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên;

– Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang: Là bác sỹ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành nghề.

Căn cứ khoản 2 Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, Sở Y tế nơi phòng khám chuyên khoa đặt cơ sở là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa đó.

Bạn muốn mở phòng khám chuyên khoa tại tỉnh Hà Giang, theo đó, bạn cần nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bằng cách nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Sở Y tế Hà Giang (địa chỉ: Số 338 phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang).

Điểm b Khoản 2 Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định thời hạn cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa như sau:

“Điều 44

2. Trình tự xem xét việc đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện như sau:

b) Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải xem xét để cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động trong thời hạn 60 ngày đối với bệnh viện; 45 ngày đối với các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp không cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”

Theo đó, nếu hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động của bạn hợp lệ, trong thời hạn 45 ngày làm việc, Giám đốc Sở Y tế tổ chức đánh giá và cấp Giấy phép hoạt động theo thẩm quyền.

Tại sao hồ sơ của bạn không được chấp thuận? Thời hạn thực hiến quá dài? Vậy phải làm gì để cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hồ sơ của bạn? ĐỪNG TIẾC một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Khoản 1 Điều 46 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài. (Bản sao)

– Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. (Bản sao)

– Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm phòng khám.

– Hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm của những người hoạt động trong phòng khám.

– Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

– Phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh.

– Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

– Hợp đồng thu gom rác thải.

Tải ngay: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Điều 44 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy phép hoạt động như sau:

Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi 01 bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động về Sở Y tế;

Bước 2: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị;

– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

– Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ;

Bước 3: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định hồ sơ và thẩm định tại cơ sở để cấp Giấy phép hoạt động:

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở xin cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung.

– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định và tiến hành thẩm định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cấp giấy phép hoạt động.

– Trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do.

Bước 4 : Trả Giấy phép hoạt động cho cơ sở.

Lưu ý: Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động.

Trường hợp không thể tự soạn và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa, hay không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ quy định pháp luật về hoạt động của phòng khám chuyên khoa, bạn hãy Liên Hệ Ngay với Zluat để được Tư Vấn và Cung Cấp Dịch Vụ.

Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia giải quyết rất nhiều vụ việc lớn nhỏ, sẽ thay mặt bạn thực hiện các thủ tục cần thiết, bảo vệ quyền và lợi ích của bạn trước pháp luật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *