Bình luận khoa học tội mua bán người BLHS 2015.

Tội phạm là một trong những vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người do tính chất nghiêm trọng của nó. Mỗi loại tội phạm khác nhau có những biện pháp và mức hình phạt xử lý khác nhau được quy định trong bộ luật hình sự. Hiện nay, tình hình tội phạm ngày càng diễn ra tinh vi và phức tạp, dây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến đời sống, trong đó phải kể đến tội mua bán người. Vậy bình luận tội mua bán người dưới 16 tuổi như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bình Luận Tội Mua Bán Người Dưới 16 Tuổi
Bình luận khoa học tội mua bán người BLHS 2015

1. Tội phạm là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về khái niệm tội phạm cụ thể như sau:

– Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

– Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Theo đó, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện. Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội gây ra được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành 4 loại như sau:

  • Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
  • Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
  • Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
  • Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự.

2. Tội mua bán người 

Hiện nay, hành vi mua bán người nói chung, các hành vi buôn bán người qua biên giới nói riêng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, luật sửa đổi bổ sung 2017.

Theo đó, Tội mua bán người được hiểu là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp trong đó người thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm đến các quyền cơ bản của nạn nhân như quyền tự do, quyền con người,…coi con người như một món hàng để thực hiện việc trao đổi, mua bán với mục đích là kiếm lợi nhuận.

Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP, mua bán người là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác để:

  • Chuyển giao người nhằm nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Tiếp nhận người để giao tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;
  • Chuyển giao người để người khác bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;
  • Tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

Ngoài ra, việc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi chuyển giao người thuộc trường hợp nêu trên cũng được xác định là mua bán người.

Ngoài Tội phạm mua bán người, Bộ luật Hình sự hiện hành còn dành riêng một điều luật để quy định về Tội phạm mua bán người dưới 16 tuổi. Theo đó, mua bán người dưới 16 tuổi được hiểu là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác đối với người dưới 16 tuổi để thực hiện các hành vi trên.

Trong đó, Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP cũng giải thích rõ các thuật ngữ về phương thức thủ đoạn của tội phạm mua bán người như sau:

  • Bóc lột tình dục: Là việc chuyển giao nạn nhân cho người khác để thực hiện các hoạt động: tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa nạn nhân đến các cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm, làm nô lệ tình dục… hoặc tiếp nhận nạn nhân để phục vụ nhu cầu tình dục của chính mình.
  • Cưỡng bức lao động: Là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ.
  • Vì mục đích vô nhân đạo khác: Là việc sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm, buộc nạn nhân phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào các mục đích tàn ác khác…

3. Bình luận khoa học tội mua bán người

Thứ nhất, khoản 1 Điều 150 quy định hành vi đe dọa dùng vũ lực” là tình tiết định tội trong cấu thành cơ bản của tội mua bán người. Một số tội xâm phạm sở hữu quy định trong Bộ luật Hình sự thì tình tiết đe dọa dùng vũ lực được sử dụng đặc trưng như tội cướp tài sản (Điều 168) và tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170). Đối với tội cướp tài sản là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc” là đe doạ dùng ngay lập tức sức mạnh vật chất. Việc đe doạ này nhằm làm cho người bị tấn công hoặc người thân của họ tin và sợ sẽ bị nguy hại ngay đến sức khoẻ, tính mạng nếu không chịu khuất phục, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của họ. Đối với tội cưỡng đoạt tài sản, hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực” thể hiện rõ được việc đe dọa không quyết liệt như tội cướp tài sản. Hành vi sử dụng vũ lực có thể sẽ được thực hiện ngay hoặc sau một khoảng thời gian nhất định, hậu quả của hành vi này làm nạn nhân lo sợ nhưng chưa đến mức tê liệt hoàn toàn ý chí kháng cự, phản kháng.Như vậy, đối với tội mua bán người thì hành vi đe dọa dùng vũ lực được thực hiện như thế nào? Mức độ nguy hiểm ra sao? Có phải là ngay tức khắc hay kéo dài trong cả quá trình thực hiện việc mua bán? Việc đe dọa đó ở mức độ nào mà khiến nạn nhân phải nghe theo dẫn đến hậu quả có thể bị xâm phạm trực tiếp đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của nạn nhân thì cần phải được hướng dẫn cụ thể.

Thứ hai, Tội mua bán người và mua bán người dưới 16 tuổi đều quy định về hậu quả của hành vi là “gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân”. Đây là một tình tiết định khung tăng nặng hình phạt mới nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn hay định nghĩa “gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân” được hiểu như thế nào khiến việc vận dụng trong thực tiễn là khó khăn và thiếu thống nhất.

Thứ ba, pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa quy định đối với trường hợp mua bán thai nhi vì thai nhi không phải là trẻ em (chưa được sinh ra). Tuy nhiên, trên thực tiễn hiện nay, tình trạng mua bán thai nhi đã xảy ra tại nhiều địa phương, là hành vi nguy hiểm cho xã hội và vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong mỹ tục nhưng chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cần bổ sung truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp mua bán thai nhi.

Thứ tư, Khó khăn trong việc chứng minh tội phạm về mua bán người dẫn tới việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất: thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử tội mua bán người với tội chứa mại dâm (Điều 327) hiện nay trong các vụ án chứa mại dâm cũng có những trường hợp nạn nhân tự nguyện làm người bán dâm nhưng cũng có những trường hợp nạn nhân bị bắt rồi đem bán vào các ổ mại dâm, bị ép bán dâm nhưng cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được hành vi mua bán người nên chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa mại dâm. Hoặc tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được hành vi mua bán nên phải truy tố tội phạm khác như tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép (Điều 348), hay tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép (Điều 349).

Thứ năm, một số tội có tình tiết định tội tương tự với tội phạm mua bán người hoặc sử dụng tình tiết định khung hình phạt của tội phạm mua bán người là tình tiết định tội riêng biệt nên gây ra nhiều cách hiểu khác nhau trong xác định tội danh. Ngoài ra, tình tiết “thủ đoạn khác” của tội mua bán người quy định tại Điều 150 Bộ Luật hình sự 2015 còn có nhiều cách hiểu khác nhau nên cũng dẫn đến việc xác định tội danh chưa thống nhất, mặc dù đã có Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng thực tế còn nhiều thủ đoạn chưa được liệt kê, viện dẫn. Việc xác định tội danh giữa tội phạm mua bán người với tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (Điều 154) cũng là vấn đề khó xác định, bởi lẽ, trong hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể người khác thì người phạm tội cũng có hành vi mua bán, chiếm đoạt (như hành vi trộm cắp, lừa đảo) và cũng có thể có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để thực hiện hành vi chiếm đoạt bộ phận cơ thể người. Trường hợp này thì truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật nào, Điều 150, 151 hay Điều 154 Bộ luật Hình sự? Do đó cần có sự sửa đổi, bổ sung và quy định, hướng dẫn cụ thể để thống nhất áp dụng chung.

4. Khung hình phạt đối với tội mua bán người

Tội mua bán người là một trong những tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người theo quy định tại Điều 150, Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015, luật sửa đổi bỏ sung 2017 với mức xử phạt như sau:

Thứ nhất, mức xử phạt tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, luật sửa đổi bỏ sung 2017 về Tội mua bán người như sau:

  • Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác;

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

– Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

– Có tổ chức;

– Vì động cơ đê hèn;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

– Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Đối với từ 02 đến 05 người;

– Phạm tội 02 lần trở lên.

  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

– Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

– Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

– Đối với 06 người trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thứ hai, mức xử phạt tại Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, luật sửa đổi bổ sung 2017 về Tội mua bán người dưới 16 tuổi như sau:

  • Phạt tù từ 07 đến 12 năm nếu thực hiện một trong các hành vi sau:

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo);

– Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác;

– Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi nêu trên.

  • Phạt tiền từ 12 – 20 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội;

– Đối với từ 02 – 05 người;

– Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

– Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Phạm tội 02 lần trở lên;

– Vì động cơ đê hèn;

– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% – 60%.

  • Phạt tù từ 18 – 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có tổ chức;

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

– Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

– Làm nạn nhân chết hoặc tự sát;

– Đối với 06 người trở lên;

– Tái phạm nguy hiểm.

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, bị phạt quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề tội mua bán người qua biên giới

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề bình luận tội mua bán người dưới 16 tuổi, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Zluat về bình luận tội mua bán người dưới 16 tuổi vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư