Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Đây là hình thức trách nhiệm dân sự được lập ra nhằm mục đích buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Vậy bồi thường thiệt hại thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được quy định như thế nào? Zluat mời bạn tham khảo bài viết sau:

Bồi Thường Thiệt Hại Do Hành Vi Vi Phạm Pháp Luật Cạnh Tranh

Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

1. Cơ sở pháp lý giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

Điều 110 Luật cạnh tranh 2018 quy định : “ Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.

Khoản 1 Điều 113 Luật cạnh tranh 2018 còn có quy định : “Trường hợp cơ quan nhà nước thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này, Uỷ ban cạnh tranh quốc gia có trách nhiệm yêu cầu cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. Cơ quan nhà nước được yêu cầu phải chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2015 , một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”

Theo Bộ luật dân sự 2015 có bốn căn cứ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng . Thứ nhất là hành vi gây thiệt hại hành vi trái pháp luật. Thứ hai thiệt hại thực tế xảy ra. Thứ ba mối quan hệ nhân quả. Thứ tư là lỗi theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.

2. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra

Hiện nay, ở Việt Nam thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra thuộc về hệ thống toà tư pháp, cụ thể là toà dân sự. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân nên việc giao cho cơ quan tư pháp giải quyết là hoàn toàn hợp lý.

3. Vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh của cơ quan nhà nước gây ra.

Điều 598 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra quy định : “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước”.

Điều 17 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính chỉ xác định 14 trường hợp mà nhà nước có trách nhiệm phải bồi thường, trong đó không có trường hợp nào là hành vi bị cấm được mô tả tại khoản 1 Điều 8 Luật cạnh tranh 2018.

Quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Câu hỏi được đặt ra là “ Có phải mọi tổ chức, cá nhân cho rằng mình bị thiệt hại đều có quyền khởi kiện không ?”  Theo quan điểm của em khi mà các tổ chức, cá nhân chứng minh được mình bị thiệt hại do hành vi vi phạm của bên kia thì có quyền khởi kiện. Còn theo Luật cạnh tranh Hoa Kỳ thì yêu cầu  bắt buộc khi khởi kiện là anh phải chứng minh mình có quyền khởi kiện.

Việc xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra

Theo Điều 589, 590, 591, 592 Bộ luật dân sự 2015 có 4 loại thiệt hại được bồi thường theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đó là thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm và thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

So với các loại thiệt hại quy định tại Bộ luật dân sự 2015, thiệt hại trong cạnh tranh là một loại thiệt hại rất đặc thù, đó là các tổn thất về kinh tế do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra. Các tổn thất này không phát sinh do tài sản bị xâm phạm hay sức khoẻ, tính mạng bị xâm phạm mà là hậu quả trực tiếp của các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, bao gồm các cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ, các khoản lợi nhuận và thu nhập bị mất hoặc giảm sút, các khoản lỗ phải gánh chịu, các chi phí phát sinh.

4. Việc xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra

Các loại thiệt hại được bồi thường theo trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định từ Điều 589 – 593 Bộ luật Dân sự 2015 gồm có:

1) Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm;

2) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;

3) Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm;

4) Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Trong đó, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm được xác định là: Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại; thiệt hại khác do luật quy định. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định bao gồm: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do luật quy định.

So với các loại thiệt hại kể trên, thiệt hại trong cạnh tranh là một loại thiệt hại rất đặc thù, đó là các tổn thất về kinh tế do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra. Các tổn thất này không phát sinh do tài sản bị mất mát, phá hủy, hư hỏng hay tính mạng, sức khỏe bị xâm hại mà là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, bao gồm: Các cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ; các khoản lợi nhuận và thu nhập bị mất hoặc giảm sút; các khoản lỗ phải gánh chịu; các chi phí phát sinh,… Do đó, việc xác định thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra sẽ không hợp lý nếu chỉ căn cứ vào các quy định hiện tại trong Bộ luật Dân sự 2015.

Tại Hoa Kỳ, trong các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi phản cạnh tranh gây ra, nguyên đơn buộc phải chỉ ra được thiệt hại mà họ đòi bồi thường, đây là loại thiệt hại đặc biệt gọi là “thiệt hại trong cạnh tranh”. Điều 4, Đạo luật Clayton cho phép bồi thường thiệt hại cho “những người nào đã bị thiệt hại trong hoạt động kinh doanh hoặc thiệt hại về tài sản do một hành vi vi phạm pháp luật chống độc quyền gây ra…”.

Để bổ sung cho các quy định của Bộ luật Dân sự 2015, chúng tôi cho rằng Hội đồng thẩm phán Tòa tối cao nên có hướng dẫn riêng, chi tiết về “Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra” làm cơ sở cho việc xác định và giải quyết loại yêu cầu bồi thường này trong thực tế.

5. Mức bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra

Đặc thù của hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh là có thể gây thiệt hại cùng lúc cho nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau và trong nhiều trường hợp thiệt hại gây ra cho mỗi tổ chức, cá nhân là không lớn. Chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại đôi khi không quá thiết tha với “tố quyền” kiện đòi bồi thường thiệt hại của mình. Trong khi đó, mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo các nguyên tắc quy định tại Điều 585, Bộ luật Dân sự 2015 sẽ không thể lớn hơn tổng thiệt hại thực tế của bên bị thiệt hại. Quy định về mức bồi thường ngang bằng như hiện nay là không phù hợp, không khuyến khích được các doanh nghiệp, đặc biệt là người tiêu dùng khởi kiện trong trường hợp bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Ngoài ra, việc giới hạn mức bồi thường tổn thất về tinh thần không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác) tại khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 cũng là không phù hợp trong trường hợp uy tín của doanh nghiệp bị mất, bị hủy hoại, giảm sút bởi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Việc doanh nghiệp bị mất uy tín trong hoạt động kinh doanh sẽ làm mất đi năng lực cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và kèm theo đó có thể là những khoản lợi nhuận khổng lồ bị mất hay những khoản lỗ lớn mà doanh nghiệp phải gánh chịu.

Kinh nghiệm tại Hoa Kỳ cho thấy để khuyến khích việc khởi kiện trong trường hợp này, đồng thời tăng tính răn đe đối với các hành vi vi phạm, Điều 4 Đạo luật Clayton đưa ra mức bồi thường có thể gấp ba lần thiệt hại thực tế cùng toàn bộ phí tổn cho việc theo đuổi vụ kiện, bao gồm cả chi phí hợp lý để thuê luật sư. Tại Đài Loan, Điều 31 Luật Thương mại lành mạnh 2015 cũng có quy định trong trường hợp hành vi vi phạm là cố ý, theo yêu cầu của bên bị thiệt hại và căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của hành vi, tòa án có thể ra phán quyết buộc bồi thường lớn hơn mức tổn thất thực tế, miễn là mức ấy không vượt quá ba lần thiệt hại thực tế được chứng minh.

Để khuyến khích việc khiếu nại, khởi kiện, đồng thời tăng tính răn đe đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, mức bồi thường không thể áp dụng như trong Bộ luật Dân sự (2015) về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ hay Đài Loan, như đã phân tích ở trên, có thể là những gợi ý cho Việt Nam trong việc xây dựng quy định riêng về mức bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra.

6. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra

Theo quy định tại Điều 77 và Điều 80 Luật Cạnh tranh (2018), thời hiệu khiếu nại vụ việc cạnh tranh là 02 năm tính từ thời điểm hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. Trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật Dân sự (2015), Điều 588 cũng quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm nhưng kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, một hành vi vi phạm pháp luật có thể diễn ra từ rất lâu, song nếu hành vi đó gây ra thiệt hại cho người khác thì thời hiệu khởi kiện được tính từ thời điểm bên bị thiệt hại biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại chứ không phải tại thời điểm hành vi được thực hiện. Sự khác nhau trong cách tính thời hiệu khiếu nại giữa Luật Cạnh tranh 2018 và Bộ luật Dân sự 2015 sẽ dẫn đến tình huống thực tế là bên khiếu nại khi nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và tiến hành khởi kiện tại tòa án đòi bồi thường thiệt hại thì thời hiệu khởi kiện vẫn còn song thời hiệu để điều tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đã hết.

Chúng tôi cho rằng quy định về cách tính thời hiệu của Luật Cạnh tranh và Bộ luật Dân sự cần thiết phải được quy định lại một cách thống nhất để đảm bảo quyền khiếu nại/khởi kiện của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh gây ra.

Trên đây là bài viết Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.  Zluat tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

 

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *