Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định quan trọng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 và cũng là một trong những vấn đề pháp lý mà chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống. Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (Quan hệ tư pháp quốc tế). Vậy Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế được quy định như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Khái quát chung về quy phạm xung đột
Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (Quan hệ tư pháp quốc tế).
Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể. Đó có thể là quy phạm xung đột thông thường (do các quốc gia tự xây dựng) hoặc quy phạm xung đột thống nhất (các quốc gia thoả thuận xây dựng nên trong các điều ước quốc tế).
Đối với quy phạm xung đột, do tính đặc thù của nó là loại quy phạm chỉ nhằm dẫn chiếu luật nên về cơ cấu quy phạm xung đột chỉ có hai phần: phần phạm vi và phần hệ thuộc. Trong đó, phạm vi là phần chỉ ra quy phạm xung đột nào được áp dụng cho loại quan hệ dân sự theo nghĩa rộng nào; Hệ thuộc là chỉ ra hệ thống pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đã được xác định trong phần phạm vi. Để áp dụng quy phạm xung đột một cách đúng đắn và đầy đủ, cần biết rõ về các hệ thuộc cơ bản mà tư pháp Việt Nam cũng như các nước trên thế giới áp dụng. Gồm có: hệ thuộc luật nhân thân, hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân, hệ thuộc luật nơi có tài sản, hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi, hệ thuộc luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn, hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại và hệ thuộc luật toà án.
Các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân quy định tại Chương XXVII Bộ luật dân sự năm 2015 là các quan hệ tài sản,quan hệ nhân thân có yếu tố nước ngoài. Khi một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra, có thể có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng nhau điều chỉnh, quy phạm xung đột ghi nhận tại Chương này sẽ được sử dụng để xác định hệ thống pháp luật áp dụng nhằm điều chỉnh.
2. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế ?
Tương tự, pháp luật của Cộng hoà Liên bang Đức, theo khoản 1 Điều 823 Bộ luật dân sự cũng quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có đủ bốn yếu tố (Khoản 1 Điều 823 Bộ luật dân sự Đức: Người nào, cố ý hoặc bất cẩn, mà gây thiệt hại cho tính mạng, cơ thể, sức khoẻ, tự đo, tài sản hoặc quyền của người khác thì có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại đối với thiệt hại phát sinh từ hành vi đó). Trong khi đó, Bộ luật dân sự của Cộng hoà Pháp quy định ba yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: yếu tố lỗi, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả và kể từ năm 1880 Bộ luật quy định về trách nhiệm dân sự mà không cần có yếu tố lỗi. Từ Điều 1382 – 1386 Bộ luật dân sự Pháp quy định về việc xác định thiệt hại, mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả (Điều 1382 Bộ luật dân sự Pháp quy định trách nhiệm ngoài hợp đồng do người gây ra: Bất cứ người nào gây thiệt hại cho người khác thì người đó phải chịu trách nhiệm dân sự).
So sánh với pháp luật Việt Nam, cho thấy, trong Bộ luật dân sự 2015, các Điều từ 584 đến 608 quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, về cơ bản, các yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giống các nước trên thế giới. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 quy định người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại để thay thế cho quy định của Bộ luật dân sự 2005 vốn tạo ra gánh nặng chứng minh của người bị thiệt hại. Theo đó, người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (khoản 1 Điều 584). Đây là điểm khác với Điều 604 Bộ luật dân sự 2005. Việc quy định về trách nhiệm dân sự mà không cần có yếu tố lỗi là hợp lý và đúng bản chất của quan hệ, nhằm đảm bảo người bị thiệt hại vẫn được bồi thường dù không ai có lỗi.
3. Quy phạm xung đột bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Hợp đồng là sự thoả thuận của các bên, do đó, xuất phát từ sự thoả thuận, cho phép việc lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng do các bên thoả thuận. Do đó, áp dụng hệ thuộc luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn để xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ về hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật áp dụng phải không ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nếu rơi vào trường hợp này thì hệ thuộc luật thay thế sẽ là pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, pháp luật áp dụng do sự thoả thuận của các bên phải không được gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba.
Nếu các bên không thoả thuận hoặc không thoả thuận được pháp luật áp dụng thì sẽ áp dụng hệ thống pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng. Cụ thể: hệ thuộc luật nơi cư trú đối với cá nhân hoặc pháp nhân hoặc hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân đối với pháp nhân (đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng tiêu dùng); hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi (đối với hợp đồng lao động mà người lao động mà người lao động thường xuyên thực hiện công việc ở một nước nhất định) hoặc hệ thuộc luật nơi cư trú (đối với hợp đồng lao động mà không xác định được nơi thường xuyên thực hiện công việc của người lao động).
Thực tế, mặc dù đã quy định nếu các bên không thoả thuận được pháp luật áp dụng thì sẽ áp dụng khoản 2 Điều 683 BLDS 2015. Tuy nhiên, thực tế sẽ có những tình huống mà luật không thể dự đoán hết được, do đó, nếu chứng minh được pháp luật của nước khác có mối quan hệ gắn bó hơn thì sẽ áp dụng pháp luật nước đó để điều chỉnh quan hệ.
Riêng với tài sản là bất động sản, vì là loại tài sản đặc biệt, nên hệ thuộc luật áp dụng để xác định hệ thống pháp luật áp dụng điều chỉnh mối quan hệ có đối tượng là bất động sản sẽ là hệ thuộc luật của nước nơi có bất động sản.
Với hình thức của hợp đồng, pháp luật điều chỉnh cũng chính là pháp luật đã được áp dụng để điều chỉnh chung của hợp đồng đó. Trường hợp hình thức hợp đồng không phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật việc nam thì hình thức hợp đồng đó được công nhận tại Việt Nam.
3.1 Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài là quan hệ bồi thường thiệt hại diễn ra giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại, trong đó các bên có một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, hoặc tài sản là đối tượng của quan hệ này tồn tai ở nước ngoài, hoặc sự kiện gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài. Xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ này như sau (căn cứ Điều 687 BLDS 2015):
Trường hợp các bên có thoả thuận thì pháp luật áp dụng là pháp luật mà các bên đã thoả thuận. Tuy nhiên, trừ trường hợp cả bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có cùng nơi cư trú (đối với cá nhân) hoặc cùng nơi thành lập (đối với pháp nhân) thì dựa vào hệ thuộc luật nơi cư trú hoặc hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân để xác định hệ thống pháp luật áp dụng điều chỉnh quan hệ.
Trường hợp các bên không thoả thuận được thì hệ thống pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả, sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
3.2 Quy phạm xung đột về hành vi pháp lý đơn phương
Hành vi pháp lí đơn phương là hành vi thể hiện ý chí của một chủ thể. Để xem xét các vấn đề pháp lý liên quan đến hành vi pháp lý đơn phương, Điều 684 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hành vi pháp lý đơn phương phải tuân theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá nhân xác lập hành vi hoặc nơi thành lập của pháp nhân xác lập hành vi, tức là xác định hệ thống pháp luật áp dụng dựa vào hệ thuộc luật nơi cư trú hoặc hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân.
3.3 Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản
Người chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải có nghĩa vụ hoàn trả lại cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó. Các vấn đề liên quan đều sẽ được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc nơi phát sinh lợi ích được hưởng mà không có căn cứ pháp luật.
3.4 Quy phạm xung đột về thực hiện công việc không có uỷ quyền.
Thực hiện công việc không có uỷ quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết nhưng không phản đối. Khi quan hệ về thực hiện công việc không có uỷ quyền có yếu tố nước ngoài phát sinh thì Điều 686 BLDS 2015 điều chỉnh như sau: nếu các bên có thoả thuận thì áp dụng hệ thống pháp luật mà các bên thoả thuận để điều chỉnh; trường hợp nếu không có thoả thuận thì áp dụng pháp luật cuả nước nơi thực hiện công việc không có uỷ quyền (tức là dựa vào hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi).
Trên đây là Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế mà Zluat muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |