Kinh doanh quốc tế được hiểu là việc ra các quyết định đầu tư trong sản xuất hoặc trao đổi, mua bán và cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi vượt qua biên giới của một quốc gia, trên thị trường khu vực và thị trường toàn cầu. Bài viết sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu thêm về Các đặc điểm của pháp luật kinh doanh quốc tế.
Các đặc điểm của pháp luật kinh doanh quốc tế
1. Khái niệm kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế được hiểu là hoạt động kinh doanh với các giao dịch được giao kết, thực hiện, chấm dứt trên phạm vi quốc tế tức vượt qua biên giới của hai hay nhiều quốc gia; hoặc các hoạt động kinh doanh có yếu tố nước ngoài.
Ví dụ: hoạt động xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ,…
Vì là hoạt động kinh doanh quốc tế nên hoạt động này sẽ có yếu tố nước ngoài biểu hiện thông qua các yếu tố sau:
- Chủ thể có quốc tịch hoặc trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
- Sự kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ kinh doanh thương mại xảy ra ở nước ngoài.
- Đối tượng của quan hệ kinh doanh thương mại (hàng hóa, dịch vụ …) ở nước ngoài.
2. Chủ thể luật kinh doanh quốc tế
Chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế là các thương nhân có quốc tịch; có nơi cư trú hoặc có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau.
Thương nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Nói cách khác, khi tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế việc thực hiện hoạt động sản xuất, phân phối hàng hóa hay cung ứng dịch vụ thì chủ thể tham gia có thể liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau.
Cụ thể, chủ thể của luật kinh doanh quốc tế bao gồm:
** Cá nhân:
Cá nhân khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế phải đáp ứng các điều kiện về nhân thân và nghề nghiệp. Theo đó, đối với điều kiện về nhân thân cá nhân phải có năng lực chủ thể, tình trạng nhân thân (không bị tòa án tước quyền kinh doanh, không đang chấp hành hình phạt tù,…) đáp ứng điều kiện để tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế.
Bên cạnh đó, mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về những ngành nghề không được tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Điều kiện cụ thể sẽ do pháp luật của mỗi quốc gia quy định.
** Pháp nhân:
Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, pháp nhân thường được gọi chung là thương nhân. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp nhân là một tổ chức, nhưng không phải là một tổ chức bất kì mà chỉ là những tổ chức có đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Cụ thể, khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
** Quốc gia:
Quốc gia được xem là chủ thể đặc biệt trong quan hệ kinh doanh thương mại quốc tế.
3. Một số nguyên tắc cơ bản của luật kinh doanh quốc tế
Khi tiến hành hoạt động kinh doanh quốc tế, các chủ thể tham gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
(1) Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Most Favoured Nation Treatment – MFNT):
– Nội dung nguyên tắc: Dựa trên cam kết thương mại, một nước dành cho nước đối tác ưu đãi có lợi nhất mà nước đó đang và sẽ dành cho nước thứ ba khác trong tương lai.
– Cơ sở pháp lý của nguyên tắc: Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các hiệp định của WTO như:
- Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Agreement on Tariff and Trade – GATT)
- Hiệp định về thương mại dịch vụ (General Agreement on Trade in Services – GATS).
- Hiệp định về một số khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Agreement on Trade – Related Aspects of Intellectual Property Rights – TRIPs)
(2) Nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment):
– Nội dung nguyên tắc: Dựa trên cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình.
– Cơ sở pháp lý của nguyên tắc:
- Điều 3 GATT;
- Điều 6 GATS; và
- Điều 3 TRIPs.
- Nguyên tắc mở cửa thị trường (Market access):
Nguyên tắc này được thực hiện thông qua các cam kết về:
- Cấm áp dụng biện pháp hạn chế số lượng.
- Giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan.
- Giảm dần và tiến tới xóa bỏ hàng rào phi thuế quan.
(4) Nguyên tắc thương mại công bằng ( Fair Trade):
– Nội dung nguyên tắc: Thương mại công bằng này là thương mại quốc tế được tiến hành trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng như nhau.
– Cơ sở pháp lý: Nguyên tắc này thể hiện trong các Hiệp định sau:
- Hiệp định về chống phá giá và thuế đối kháng.
- Hiệp định về trợ cấp và biện pháp đối kháng.
- Hiệp định về các biện pháp tự vệ.
- Hiệp định về định giá hải quan.
- Hiệp định kiểm tra sản phẩm trước khi xuống tàu.
- Hiệp định về các rào cản kỷ thuật đối với thương mại.
- Hiệp định về biện pháp vệ sinh dịch tễ.
- Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu.
(5) Nguyên tắc minh bạch (Transparency):
Nội dung nguyên tắc:
Các nước thành viên phải công bố sớm các biện pháp liên quan đến hoặc tác động đến kinh doanh thương mại quốc tế, có nghĩa vụ thông báo nhanh chóng về luật lệ mới thông qua hoặc sữa đổi, các quyết định tư pháp, hành chính liên quan đến kinh doanh thương mại quốc tế cho các cơ quan giám sát của WTO.
4. Nguồn luật kinh doanh quốc tế
Nguồn của luật kinh doanh quốc tế bao gồm:
- Pháp luật quốc gia:
Pháp luật quốc gia điều chỉnh hoạt động kinh doanh quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể trong kinh doanh quốc tế. Để áp dụng pháp luật quốc gia là nguồn của luật kinh doanh quốc tế nếu đáp ứng điều kiện sau:
- Các bên chủ thể trong kinh doanh quốc tế thỏa thuận áp dụng luật quốc gia (luật quốc gia có thể là luật của các quốc gia các bên hoặc có thể là luật của quốc gia thứ ba).
- Luật quốc gia sẽ được áp dụng nếu có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến. Các trường được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến:
- Luật quốc tịch của các bên chủ thể (lex nationalis);
- Luật nơi cư trú của các bên chủ thể (lex domicilii);
- Luật nơi có vật (Lex rei sitae);
- Luật nơi ký kết hợp đồng (Lex loci contractus);
- Luật nơi thực hiện hợp đồng (Lex loci solutioniss).
5. Các đặc điểm của pháp luật kinh doanh quốc tế
-
Nguồn luật đa dạng phức tạp: có nhiều nguồn luật có thể áp dụng (phần 1.1); phức tạp vì 3 nguồn luật trên không được áp dụng giống nhau, cách áp dụng và trường hợp áp dụng là khác nhau.
- Đan xen, giao thoa và xung đột các hệ thống pháp luật: do nhiều nguồn luật cùng điều chỉnh một quan hệ, sự xung đột giữa các quy tắc của từng nguồn luật là khó tránh khỏi; một hoạt động kdqt có thể được điều chỉnh cùng một lúc bởi pl nhiều quốc gia và các nguồn luật khác.
-
Khó khăn trong giải quyết tranh chấp: có thể thương lượng, hòa giải, tòa án hoặc trọng tài.
Khi sd tòa án hay trọng tài khó khăn phức tạp do:
- Tòa án trọng tài một quốc gia nào đó ko có thẩm quyền đương nhiên để giải quyết, chỉ có thẩm quyền khi các bên thỏa thuận thống nhất giao tranh chấp cho tòa án trọng tài.
- Việc lựa chọn tòa án trọng tài của nước nào rất khó khăn.
- Việc cưỡng chế và thi hành quyết định của tòa án trọng tài rất khó khăn khi phải cưỡng chế và thi hành tại nước ngoài.
- Khó chọn luật giải quyết tranh chấp.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Đặc điểm của pháp luật kinh doanh quốc tế mà Zluat đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; Zluat với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Zluat – Đồng hành pháp lý cùng bạn.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Dịch vụ trọn gói ly hôn với người nước ngoài tranh chấp tài sản và nợ chung – tại Đăk Djrăng, Mang Yang, Gia Lai
- Thủ tục ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) phân chia quyền nuôi con trọn gói tại Đông Bình, Thới Lai, Cần Thơ
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con trọn gói tại Cao Bồ, Vị Xuyên, Hà Giang
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) phân chia nợ chung nhanh chóng tại Xuân Hòa, Vũ Thư, Thái Bình
- Trọn gói ly hôn Thuận tình Không tranh chấp tài sản – tại Na Mèo, Quan Sơn, Thanh Hóa