Bồi thường thiệt hại là chế tài rất hay được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Căn cứ phát sinh, cách xác định mức bồi thường, giá trị bồi thường, … cũng như các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thương mại như thế nào? Hình thức bồi thường thiệt hại như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Bồi thường thiệt hại theo luật thương mại thế nào?
Căn cứ Điều 302 Luật thương mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”
Như vậy có thể hiểu là khi một bên vi phạm hợp đồng thương mại thì bên kia có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hợp đồng thương mại là hợp đồng giữa các bên mà có ít nhất một bên là thương nhân và hợp đồng vì mục đích kinh doanh có lợi nhuận.
Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:
Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và
Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
2. Áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại khi nào?
Theo Điều 303 Luật thương mại 2005 quy định như sau:
“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.”
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi chứng minh hội đủ cả 3 yếu tố là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế và thiệt hại được trực tiếp gây ra bởi hành vi vi phạm hợp đồng.
3. Xác định mức bồi thường thiệt hại từ tổn thất của bên bị vi phạm
Theo Điều 304 và Điều 305 của Luật thương mại 2005 thì để có thể áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm phải chứng minh được những tổn thất của mình và cũng phải hạn chế tổn thất để tránh việc bên bị vi phạm dựa vào bên vi phạm bồi thường mà không làm gì để hạn chế tổn thất dù việc ngăn chặn đó là trong khả năng của họ:
- Nghĩa vụ chứng minh tổn thất:
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
- Nghĩa vụ hạn chế tổn thất:
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
- Giá trị bồi thường thiệt hại được xác định như thế nào?
Điều 302 Luật thương mại 2005 quy định như sau:
“Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”
Như vậy, giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra;
- Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
4. Các hình thức bồi thường thiệt hại
Hình thức bồi thường:
-Đối với thiệt hại về tài sản
bồi thường bằng hiện vật: áp dụng khi các bên có thỏa thuận và thường là khi bên gây thiệt hại không có khả năng bồi thường bằng tiền mà dùng các vật có giá trị để bồi thường.
bồi thường bằng tiền: phổ biến nhất.
bồi thường bằng việc thực hiện một công việc: theo thông lệ gần như chỉ được áp dụng một cách hãn hữu như yêu cầu trồng lại rừng bị phá trái phép.
-Đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe: bồi thường bằng tiền
Phương thức bồi thường:
-Do các bên thỏa thuận: một lần hoặc nhiều lần theo định kỳ hoặc không.
-Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
-Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của BLDS
Sự lọai trừ của Điều 621 được hiểu là khi các chủ thể không phải là cha mẹ chịu trách nhiệm bồi thường đối với các thiệt hại do con chưa thành niên gây ra thì quy định trên không có giá trị áp dụng.
Mặt khác quy định này là cần được sửa đổi về độ tuổi vì không phù hợp với các quy định chung về năng lực hành vi dân sự của cá nhân.
-Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Như vậy trong trường hợp này trách nhiệm của cha mẹ là trách nhiệm có tính chất bổ sung cho trách nhiệm chính của con cái.
-Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
-Đối với thiệt hại về tài sản: tính gọn thành một số tiền và bồi thường một lần nếu không có thỏa thuận khác.
-Đối với tiền cấp dưỡng và chi phí cho việc chăm sóc người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động: được thực hiện theo định kỳ hàng tháng. Cần lưu ý là Luật Hôn nhân Gia đình cho phép thực hiện việc cấp dưỡng một lần và do vậy các bên cũng có thể thỏa thuận về việc người gây thiệt hại về tính mạng có thể cấp dưỡng một lần.
Trên đây là Các hình thức bồi thường thiệt hại- Cập nhật năm 2023 mà Zluat muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |