Trong quá trình hoạt động, nhu cầu sử dụng tài sản luôn luôn thay đổi từ đó trong nhiều trường hợp khi tài sản không còn giá trị sử dụng đối với doanh nghiệp thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh lý tài sản. Vậy pháp luật hiện nay quy định về thẩm quyền thanh lý tài sản trong công ty cổ phần như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về vấn đề này.
Các quy định của pháp luật về thanh lý tài sản công ty cổ phần
1. Quy định về các giao dịch phải được Hội đồng chấp thuận
Căn cứ quy định tại Điều 162 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về các giao dịch phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận bao gồm:
-
Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
a) Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật Doanh nghiệp
-
Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính, gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty.
-
Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác ngoài các giao dịch tại mục 2.
Như vậy, theo quy định trên thì:
-
Trường hợp thanh lý tài sản có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản của công ty sẽ thuộc thẩm quyền chấp thuận của hội đồng quản trị. Khi đó phải tiến hành cuộc họp hội đồng quản trị thông báo cho các thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên về việc bỏ phiếu tán thành hợp đồng mua bán này. Nếu hội đồng quản trị thông qua, chấp thuận hợp đồng này thì người đại diện có thẩm quyền của công ty sẽ tiến hành thanh lý tài sản theo quy định.
-
Trường hợp thanh lý tài sản có giá trị lớn hơn 35% thì phải được đại hội đồng cổ đông chấp thuận thông qua cuộc họp đại hội đồng cổ đông và phải có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại tán thành. Khi được đại hội đồng cổ đông thông qua thì người đại diện có thẩm quyền của công ty sẽ tiến hành thanh lý tài sản theo quy định.
2. Quy định về yêu cầu hoàn trả phần vốn góp
– Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
– Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông và theo quyết định của công ty theo quy định của pháp luật;
– Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì công ty cổ phần được thực hiện hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có quyết định hoàn trả phần vốn góp của Đại hội đồng cổ đông công ty;
(2) Đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp;
(3) Công ty phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông.
Do đó: Trường hợp công ty tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và có quyết nghị giảm vốn điều lệ của công ty thông qua việc hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông để giảm vốn điều lệ của công ty. Tuy nhiên, công ty chỉ được thực hiện hoàn trả khi đáp ứng đủ tất cả các điều kiện kể trên.
Sau khi hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty, thì công ty có trách nhiệm phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp của các cổ đông trong công ty và thực hiện cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn bằng cách hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty theo quy định của pháp luật.
3. Quy định về việc rút vốn đầu tư công ty cổ phần
Cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình:
Trong trường hợp cổ đông phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
Hình thức thực hiện: Yêu cầu này phải được lập thành văn bản với các nội dung sau: tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại.
Thời hạn:
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thì cổ đông yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình phải gửi yêu cầu đến công ty.
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trên, công ty phải mua lại cổ phần của cổ đông có yêu cầu với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc được quy định trong điều lệ công ty. Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
Cổ đông chuyển nhượng cổ phần cho người khác:
Một cách khác để cổ đông rút vốn khỏi công ty cổ phần là chuyển nhượng cổ phần. Luật Doanh nghiệp cho phép cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, trừ các trường hợp sau:
- Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần cho người khác (không phải cổ đông sáng lập) nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận;
- Trong trường hợp Điều lệ công ty có quy định về việc hạn chế chuyển nhượng và được nêu rõ trong cổ phiếu.
Hình thức thực hiện: Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Lưu ý là hợp đồng chuyển nhượng phải có đầy đủ chữ ký của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Nếu các bên là pháp nhân thì do đại diện theo ủy quyền ký kết.
Một số lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần:
Tư cách pháp lý của các bên: Các bên (công ty cổ phần, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng) phải có tư cách pháp lý hợp pháp và hoạt động hợp pháp. Để đảm bảo yếu tố này, đi kèm hợp đồng chuyển nhượng là các giấy tờ chứng minh sự thành lập hợp pháp và giấy ủy quyền để ký kết hợp đồng.
Các hợp đồng lớn của công ty cổ phần: Đây là một vấn đề này quan trọng vì bên nhận chuyển nhượng, khi mua lại cổ phần, thường quan tâm đến cổ tức, mà cổ tức chỉ được chi trả sau khi công ty đã thanh toán xong các khoản nợ đến hạn. Giả sử công ty cổ phần đó ký kết các hợp đồng có giá trị lớn với các bên thứ ba khác thì bên nhận chuyển nhượng nên lưu tâm đến các hợp đồng này vì chúng sẽ ảnh hưởng đến việc tìm kiếm lợi nhuận.
Bên cạnh đó, các vấn đề về thực hiện nghĩa vụ thuế, báo cáo tài chính và sự minh bạch tài chính, các tranh chấp với các bên thứ ba và danh mục tài sản đang được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của công ty cổ phần cũng là vấn đề mà bên nhận chuyển nhượng cần quan tâm và đưa vào hợp đồng. Những vấn đề này có thế được sử dụng làm căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng cổ phần nếu bên chuyển nhượng và phía công ty cổ phần có sự vi phạm.
4. Thẩm quyền thanh lý tài sản công ty cổ phần
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 28. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công
Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.”
Theo đó, thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công được quy định như trên.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Thẩm quyền thanh lý tài sản công ty cổ phần mà Zluat đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; Zluat với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Zluat – Đồng hành pháp lý cùng bạn.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |