Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Với nhu cầu ngày một tăng cao của người dân, các giao dịch dân sự cũng ngày càng được thiết lập nhiều hơn. Giao dịch dân sự hiện nay phần lớn đều được lập thành các hợp đồng dân sự. Hiện nay pháp luật cũng quy định khá chặt chẽ về các hợp đồng dân sự. Các hợp đồng dân sự khi được xác lập phải luôn có điều khoản về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; trong trường hợp bên nào đó vi phạm nghĩa vụ hợp đồng – gọi là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Vậy Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bồi Thường Thiệt Hại
Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

1. Vi phạm hợp đồng là gì?

Vi phạm hợp đồng là việc một bên có nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật mà

  • Không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn; hoặc
  • Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ; hoặc
  • Thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2. Căn cứ để xác định mức bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là việc mà bên gây ra thiệt hại, vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng phải bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho bên bị vi phạm. (Điều 301 Luật Thương mại 2005).

Những loại thiệt hại mà người vi phạm hợp đồng phải bồi thường gồm:

– Giá trị kinh tế, giá trị hợp đồng thực tế mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi gây thiệt hại của bên vi phạm

– Các khoản lợi, lãi mà bên bị vi phạm đáng lẽ ra được hưởng nếu không có vi phạm xảy ra.

Ngoài ra, Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định, người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường những khoản sau:

– Giá trị lợi ích mà lẽ ra người đó sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại

– Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng

Lúc này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau:

– Có hành vi vi phạm hợp đồng

– Có thiệt hại thực tế xảy ra

– Việc vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

Trong đó, nếu có lý do bất khả kháng, do lỗi của bên bị vi phạm hợp đồng, do các bên thỏa thuận, do cơ quan nhà nước quyết định mà tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên không biết được thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Lưu ý: Bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh những tổn thất, thiệt hại mà bên mình phải chịu khi có việc vi phạm hợp đồng. Đồng nghĩa, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng phải chứng minh được lý do mình được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

 

3. Cách tính mức bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng

Khi có một bên vi phạm hợp đồng, về nguyên tắc, hai bên có thể tiến hành thỏa thuận để thống nhất về mức bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra, nếu trong hợp đồng có điều khoản về bồi thường thiệt hại thì sẽ xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận và hợp đồng cũng không có điều khoản về bồi thường thiệt hại khi vi phạm thì sẽ xác định theo quy định của pháp luật, cụ thể:

  • Theo Khoản 2 Điều 419 BLDS 2015, người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại và chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
  • Theo Khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005, giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Như vậy, cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng như giá trị thiệt hại thực tế xảy ra đối với từng trường hợp cụ thể.

 

4. Các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Về nguyên tắc, khi vi phạm hợp đồng, bên vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm phụ thuộc vào thỏa thuận cũng như thiệt hại thực tế xảy ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bên vi phạm sẽ không phải bồi thường, bao gồm:

  • Vi phạm hợp đồng do xảy ra sự kiện bất khả kháng;
  • Hành vi vi phạm hợp đồng hoàn toàn do lỗi của bên có quyền;
  • Hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng;
  • Hành vi vi phạm được miễn trách nhiệm do sự thỏa thuận của các bên.

Trên đây là Cách tính mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mà Zluat muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư