Tội tham ô tài sản đang là vấn đề đáng chú ý hiện nay. Tham ô tài sản được xác định là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý và loại hình tội phạm này diễn ra khá phổ biến trên thực tế.
Cán bộ Ngân hàng tham ô sẽ bị xử lý như thế nào?
1. Tội tham ô tài sản có đặc điểm pháp lý và hình phạt như thế nào ?
Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trong những trường hợp luật định.Dấu hiệu của tội phạm này như sau: Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lí, tức chiếm giữ tài sản để sử dụng, định đoạt cho riêng mình làm mất đi một khối lượng tài sản nhất định của nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức mà người đó quản lí.Chủ thể của tội phạm nà thuộc chủ thể đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lí tài sản.
Tội tham ô tài sản xâm phạm quyền sở hữu tài sản của nhà nước nên khách thể của tội phạm này là quyền sở hữu tài sản nhà nước và hoạt động đúng đắn bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
Tài sản trong tội tham ô tài sản là tài sản do cơ quan, tổ chức giao cho người phạm tội quản lý. Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản để chiếm đoạt tài sản ấy.
Mặt khách quan của tội tham ô tài sản thể hiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội phải lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình về việc quản lý tài sản. Nếu hành vi chiếm đoạt tài sản không lợi dụng chức vụ thì không coi là tội tham ô, tùy từng trường hợp mà hành vi ấy được định tội về tội trộm cắp, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ví dụ, sau giờ làm việc của cơ quan, bảo vệ cơ quan đã mở cửa kho hoặc phòng làm việc lấy tài sản. Khi chiếm đoạt tài sản, người bảo vệ không lợi dụng chức vụ, quyền hạn nên không coi là tham ô mà là tội trộm cắp tài sản.
Mặt chủ quan: tội tham ô được thực hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết rõ họ là người có trách nhiệm về tài sản, lợi dụng chức vụ trong quản lý tài sản chiếm đoạt tài sản ấy là trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội, tuy nhiên người phạm tội đã mong muốn chiếm đoạt tài sản.
Chủ thể của tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, được cơ quan hoặc tổ chức giao trách nhiệm quản lý tài sản của cơ quan, tổ chức mình.
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 353 bao gồm:
+ Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
+ Nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2.000.000 đồng thì yêu cầu hành vi chiếm đoạt phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại mục A chương các tội phạm về chức vụ, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Cán bộ Ngân hàng tham ô sẽ bị xử lý như thế nào?
Thứ nhất: Trong trường hợp mức tiền là từ 02 triệu đồng trở lên
Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội tham ô tài sản như sau:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
…”
Như vậy người cán bộ quản lý về thuế có thể sẽ phải chịu mức hình phạt tù thấp nhất là 02 năm do hành vi trái pháp luật của mình. Trong trường hợp này, có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan công an điều tra để tiến hành điều tra.
Thứ hai: Trong trường hợp mức tiền dưới 02 triệu đồng
Với trường hợp này khi chưa đủ các yếu tố cấu thành để truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham ô theo Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 11 Nghị định 192/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nướcnhư sau:
“Điều 11. Hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt tài sản nhà nước mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Trong trường hợp này có thể gửi đơn tố cáo tới Thanh Tra. Cán bộ Ngân hàng tham ô là đã có hành vi chiếm đoạt trái phép tài sản nhà nước và mức xử phạt hành chính là từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |