Cơ sở pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp 2020
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Giấy phép kinh doanh hay còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Về hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập.
– Bản sao chứng thực các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Về thủ tục thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ được nộp (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về thành lập doanh nghiệp) đến cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính).
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp biết.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Thiện Phiến, Tiên Lữ, Hưng Yên. Kinh nghiệm đơn giản, tòa nhận đơn, điền vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, đơn giản 30,000 đồng.
- Dịch vụ ly hôn Đơn phương phân chia nợ chung nhanh tại Tây Giang, Tiền Hải, Thái Bình
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Thuận Hòa, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận. Hồ sơ hiện tại, chuyển khoản, điền thông tin, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, chỉ khoảng 40,000 đồng.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn với người nước ngoài tranh chấp tài sản và nợ chung nhanh tại Bản Díu, Xín Mần, Hà Giang
- Trọn gói ly hôn Thuận tình dành quyền nuôi con – tại Long Khánh, Cai Lậy, Tiền Giang