Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo thực phẩm để tiếp cận gần hơn đến với người sử dụng. Tuy nhiên, khi quảng cáo thực phẩm, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải xin giấy phép quảng cáo thực phẩm mới được tiến hành hoạt động quảng cáo.
Bạn có nhu cầu quảng cáo thực phẩm? Không biết hồ sơ, trình tự, thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm ra sao? GỌI NGAY để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm dưới đây.
Cơ sở pháp lý
– Luật quảng cáo 2012;
– Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo;
– Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo;
– Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
– Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
– Thông tư số 279/2016/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn thực phẩm.
Giấy phép quảng cáo thực phẩm là gì?
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Giấy phép quảng cáo thực phẩm là giấy phép cấp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu quảng cáo thực phẩm mình cung cấp, cơ quan đăng ký sẽ thẩm định hồ sơ và cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo sau khi thẩm định hồ sơ và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Vì sao phải xin giấy phép quảng cáo
Có thể thấy, hoạt động quảng cáo hiện nay diễn ra phong phú và đa dạng, trên nhiều phương tiện khác nhau và có thể được lan truyền rộng rãi. Bởi vậy, các nội dung quảng cáo trước khi được đưa đến công chúng cần phải đưuọc bảo đảm tính chân thực, không lừa dối người tiêu dùng. Và việc xin giấy phép quảng cáo sẽ giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát được những nội dung này. Ngoài ra, các giấy phép quảng cáo cũng giúp quản lý và kiểm soát các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhạy cảm như sức khỏe, dược phẩm, thực phẩm, rượu và thuốc lá.
Việc không có giấy phép quảng cáo có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý và tài chính nghiêm trọng, bao gồm phạt tiền, thu hồi sản phẩm, mất uy tín và thiệt hại về hình ảnh của thương hiệu. Do đó, việc xin giấy phép quảng cáo là cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân muốn thực hiện các hoạt động quảng cáo.
Những loại thực phẩm cần xin giấy phép quảng cáo
Các loại thực phẩm cần xin giấy phép quảng cáo có thể kể đến như:
– Thực phẩm chức năng;
– Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng;
– Nước khoáng thiên nhiên;
– Nước uống đóng chai;
– Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
– Dụng cụ vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm gồm có:
– Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 10 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có kịch bản dự kiến quảng cáo và nội dung dự kiến quảng cáo ghi trong đĩa hình, đĩa âm thanh; đối với quảng cáo trên các phương tiện khác thì phải có ma két (mẫu nội dung) dự kiến quảng cáo (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
– Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Trình tự xin giấy phép quảng cáo thực phẩm
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì thủ tục cấp giấy phép quảng cáo được quy định như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến cơ quan cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm;
Bước 2: Xem xét hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ và trả kết quả theo Mẫu số 11 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời hạn này được tính từ ngày đóng dấu đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc ngày hồ sơ hoàn chỉnh được tiếp nhận trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Trong trường hợp không đồng ý với nội dung quảng cáo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung 01 lần.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời. Sau 90 ngày làm việc kể từ khi có công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị;
Bước 3: Công khai thông tin
Các cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm;
Bước 4: Nộp phí thẩm định hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Xem thêm: Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm là Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh/thành phố.
Xem thêm: Thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo
03 Lưu ý khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm
1. Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo
– Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;
– Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.
2. Xử phạt đối với hành vi quảng cáo không có giấy phép quảng cáo
Theo nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo quy định, Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi quảng cáo không có giấy phép quảng cáo sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
3. Lệ phí xin cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm
Lệ phí là khoản tiền đã được ấn định mà bắt buộc cá nhân, tổ chức khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công và phục vụ cho công việc quản lý nhà nước. Khi nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước, người nộp hồ sơ phải nộp lệ phí theo quy định. Theo đó, mỗi đối tượng hồ sơ sẽ có mức thu lệ phí khác nhau. Tại Thông tư số 279/2016/TT-BTC quy định thì mức lệ phí xin giấy phép quảng cáo thực phẩm được tính là 1.200.000/1 bộ hồ sơ. Ngoài ra còn có thể phát sinh một số chi phí như chi phí đi lại, chi phí làm hồ sơ, thuê dịch vụ và các chi phí liên quan khác.
Làm thế nào để có thể làm giấy phép quảng cáo một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất mà lại tiết kiệm tối đa chi phí? Hãy gọi ngay cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé!
Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm
Trường hợp không thể tự mình tiến hành làm giấy phép quảng cáo thực phẩm, không có thời gian thực hiện, chưa nắm rõ quy định pháp luật về giấy phép quảng cáo, hãy liên hệ ngay với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ với chi phí tốt nhất.
Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành thủ tục làm nhiều loại giấy phép nhanh, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con – tại Đình Cả, Võ Nhai, Thái Nguyên
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con – tại Cẩm Sơn, Anh Sơn, Nghệ An
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình dành quyền nuôi con nhanh tại Tích Thiện, Trà Ôn, Vĩnh Long
- Luật sư – Dịch vụ đăng ký kết hôn cho người nước ngoài tại Huyện Vĩnh Lộc.
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Cò Nòi, Mai Sơn, Sơn La. Chia sẻ đơn giản, tòa nhận đơn, viết vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân tư vấn, đơn giản 70,000 đồng.