Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh spa như thế nào?.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội thì nhu cầu làm đẹp của con người ngày một tăng cao. Theo đó, spa chính là một trong những dịch vụ được người dân quan tâm hàng đầu nhằm giải trí, thư giãn sau quá trình lao động vất vả. Vậy làm thế nào để được cấp giấy phép kinh doanh Spa? Hãy cùng Zluat tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về trình tự thủ tục xin giấy phép.

Spa là gì?

Spa là một thuật ngữ viết tắt của từ Latin cổ “Salus per aquam”, hay có nghĩa là trị liệu bằng nước thông qua việc xông hơi hoặc ngâm mình trong bồn nước kết hợp với hương thơm và các loại thảo mộc nhằm giúp cơ thể tiêu tan mệt mỏi, giải độc tố và tăng cường tuần hoàn máu.

Sau một thời gian dài phát triển thì ngày nay, spa được hiểu là tất cả các liệu pháp đem lại sự cân bằng năng lượng cho cơ thể và tâm hồn với mục đích thư giãn tinh thần, phục hồi sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp.

Theo đó, để kinh doanh dịch vụ spa, bạn cần phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh phù hợp và đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ spa.

Thành lập hộ kinh doanh, doanh nghiệp spa

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp

Để thành lập công ty hoạt động về dịch vụ spa, trước tiên, doanh nghiệp phải xem xét và lựa chọn những mã ngành, nghề phù hợp với yêu cầu để đăng ký kinh doanh. Sau đây là một vài ngành, nghề kinh doanh phù hợp:

Chi tiết: nhóm này bao gồm các dịch vụ tắm hơi, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phương pháp phẫu thuật;

Chi tiết: nhóm này bao gồm các dịch vụ cắt tóc, làm đầu, tạo kiểu tóc, gội đầu, massage mặt, làm móng, trang điểm, cạo râu… phục vụ cho cả nam và nữ.

Thành phần hồ sơ

Cũng giống như hồ sơ thành lập doanh nghiệp thông thường, thành lập 1 công ty mỹ phẩm cũng yêu cầu các tài liệu sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH 2TV trở lên và công ty cổ phần);

– CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng;

– Quyết định của tổ chức góp vốn (đối với công ty có tổ chức góp vốn).

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Đối với mở công ty, Hồ sơ được nộp (trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về thành lập doanh nghiệp) đến cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính).

Đối với loại hình hộ kinh doanh, chủ cơ sở nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Thời hạn trả kết quả

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ. 

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. 

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp biết.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ spa

Khoản 5 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, thì kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý. Theo đó, cơ sở kinh doanh spa cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự.

Thành phần hồ sơ xin giấy phép gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *