Bắc cực là một bộ phận của Trái Đất, có nhiều nước tiếp giáp là Nga, Mỹ, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và Aixơlen. Các nước lân cận Bắc cực này đã sớm có mục đích thăm dò, khai thác và thiết lập danh nghĩa chủ quyền lãnh thổ với vùng Bắc cực. Hôm nay Zluat sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Chế độ pháp lý đối với Bắc Cực theo luật quốc tế Cùng Zluat tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !
Chế độ pháp lý đối với Bắc Cực theo luật quốc tế
1. Bắc cực là gì ?
Bắc Cực hay cực Bắc của Trái Đất (Cực Bắc địa lý) là điểm có vĩ độ bằng +90 độ trên Trái Đất (hay là điểm xuất phát tất cả kinh tuyến). Tại Bắc Cực mọi hướng đều là hướng Nam. Bao phủ nó là Bắc Băng Dương. Điểm Cực Bắc nói trên là Cực Bắc địa lý, đây chỉ là điểm tưởng tượng và nó khác với cực từ Bắc của Trái Đất. Cực từ Bắc là một điểm có thật tại Bathurst Island, Canada và cách 1600 km so với Cực Bắc địa lý, có tọa độ là: 82,7°B 114,4°T (theo wikipedia.org).
– Tháng 5/1925, Canada chính thức tuyên bố khu vực Bắc cực thuộc Canada là bộ phận cấu thành lãnh thổ Canada, Canada có chủ quyền trên các vùng đất và đảo ở khu vực này.
– Năm 1916 Chính phủ Nga trong công hàm – thư điện gửi cho các nước đồng minh và láng giềng đã thông báo việc sáp nhập các đảo, các vùng đất nằm ở khu vực phía bắc bờ biển châu Âu và châu Á của nước Nga vào lãnh thổ của Nga.
– Đan Mạch chiếm hữu phần Tây Nam của đảo Greenland trong thời gian 100 năm. Năm 1922 nảy sinh tranh chấp giữa Na Uy và Đan Mạch về đảo Greenland nhưng tại phán quyết của Toà án quốc tế năm 1933, chủ quyền của Đan Mạch đối với Greenland đã được khẳng định. Một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền của mình với phần đất Bắc cực trên cơ sở của thuyết lãnh thổ kề cận (áp dụng riêng cho vùng Bắc cực với tên gọi “Thuyết những khu vực của Bắc cực”) và sự thoả thuận của các quốc gia hữù quan.
2. Chế độ pháp lý Bắc Cực
Các nước Bắc cực không có quan điểm giống nhau về vấn đề xác lập chủ quyền và quyền lực ở Bắc cực. Việc nước này hoặc nước khác quy định khu vực Bắc cực không giải quyết vấh đề chế độ pháp lý của vùng biển nằm trong khu vực Bắc cực.
Chế độ pháp lý của từng vùng biển Bắc cực riêng biệt được đánh giá riêng, xuất phát từ thực tế hình thành trật tự pháp luật đã được công nhận từ lâu trên cơ sở các lợi ích quân sự, kinh tế, chính trị và các lợi ích khác của các nước Bắc cực.
Giải quyết vấn đề chế độ pháp lý Bắc cực đã hình thành quan điểm quốc tế hoá Bắc cực nhưng trên thực tế, học thuyết quốc tế hoá Bắc cực vấp phải sự phản đối của một số quốc gia, điển hình là Mỹ.
Hiện nay, quá trình quốc tế hoá Bắc cực đã đạt được kết quả nhất định, cụ thể là sự thành lập Hội đồng Bắc cực được thông qua tại Ôttaoa năm 1996. Thành viên của Hội đồng Bắc cực gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, Na Uy, Nga, Thụy Điển, Mỹ (các nước Bắc cực) và Hiệp hội những người thiểu số bản xứ ở Bắc cực, Xibêri và Viễn đông.
Thời gian gần đây, ở Bắc cực, sự hợp tác khu vực đã được mở rộng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thể hiện trong một số văn kiện quan trọng như Tuyên bố của các nước Bắc cực năm 1993…
3. Chế độ pháp lý đối với Bắc Cực theo luật quốc tế
Đi đôi với việc ký kết các điều ước phân định biên giới, mỗi nhà nước còn phải ban hành các luật lệ, quy chế biên giới hoặc ban hành Luật biên giới (như nhiều nước đã thực hiên). Đối với Việt Nam, từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, Luật biên giới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu có hiệu lực. Ngay tại lời nói đầu, Luật này đã khẳng định, biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Nội dung của Luật biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm 6 chương, 41 điều, có giá tri điều chỉnh toàn diện các vấn đề pháp lý về biên giới. Sự hình thành cùa Luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.
Qua quy định của pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế có thể thấy chế độ biên giói của một nước gồm:
– Những nguyên tắc và quy định chung về biên giới quốc gia;
– Quy chế biên giói như quy chế qua lại, hoạt động ở khu vực biên giới, quy chế sử dụng nguồn nước, sử dụng sông suối biên giới, khai thác tài nguyên… ở vùng biên giới;
– Quy chế quản lý, bảo vệ biên giới;
– Quy chế giải quyết các tranh chấp nảy sinh ở khu vực biên giới.
Về nguyên tắc chung, những vấn đề biên giới-lãnh thổ luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương như quốc hội, chính phủ, theo nguyên tắc có đi có lại và tôn trọng sự bất khả xâm phạm của biên giới quốc gia.
Mọi việc kiểm soát biên phòng, hải quan, kiểm tra vệ sinh dịch tễ, thú y, kiểm dịch thực vật… ở cửa khẩu nước nào thì theo quy định của pháp luật nước đó (trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác). Ngoài ra, pháp luật các nước đều quy định chặt chẽ quy chế bảo vệ biên giói quốc gia, chống lại các hành vi xâm nhập biên giới bất hợp pháp cũng như trừng tri nghiêm khắc các hành vi xâm phạm quy chế biên giới.
Cùng với quy định về chế độ biên giới, mỗi quốc gia đều đặc biệt chú trọng việc tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ biên giới quốc gia. Trọng trách nặng nề này thường được giao cho bộ đội biên phòng cùa nước đó đảm nhiệm. Trên thực tế, chế độ pháp lý biên giới càng đầy đủ, tỉ mỉ thì việc xây dựng, phát triển, bảo vê đường biên giới càng có hiệu lực, góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và sự hợp tác lâu dài giữa các nước láng giềng ở từng khu vực và khi có tranh chấp lãnh thổ hay biên giới thì nghĩa vụ của các quốc gia là phải giải quyết những tranh chấp ấy bằng biện pháp hoà bình.
Ở Việt Nam, quan hệ biên giới với các nước láng giềng Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà nhân dân Cămpuchia được giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, láng giềng thân thiện và cùng tồn tại hoà bình. Đường biên giới vẽ trên bản đồ của Pháp tương đối phù hợp với đường biên giới thực tế và là căn cứ chung để giải quyết các vấn đề biên giới. Hiện nay, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ngày 18/7/1977 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ngày 24/1/1986. Ngày 16/10/1987 hai bên đã ký Nghị định thư bổ sung ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc. Căn cứ vào những hiệp ước này, về cơ bản, hai nước đã có một đường biên giới chính thức dẳi 2067 km. Ngoài việc ký kết các điều ựởc quốc tế về hoạch định biên giới, Việt Nam và Lào cũng đã ký kết Hiệp định về quy chế biên giới ngày 01/3/1990 và Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới ngày 31/8/1997.
Với Cămpuchia, tình hình giải quyết vấh đề biên giới phức tạp hơn với Lào, bởi giữa hai nước vừa có đường biên giới đất liền, vừa có biên giới biển chung. Ngày 07/7/1982, hai nước ký Hiệp định vùng nước lịch sử chung tại vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Việt Nam và bờ biển tỉnh Kampot đến nhóm đảo Poulo Wai của Cămpuchia. Ngày 20/7/1983, hai nước đã ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới và Hiệp định về quy chế biên giới. Dựa vào thoả thuận đã đật được, ngày 27/12/1985, tại Phnôngpênh, Hiệp ước hoạch định biên giới giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Cămpuchia đã ra đời. Trên thực tế, Việt Nam có chung với Cặmpuchia 1137 km đường biên giới đất liền và tính đến 1988 đã phân giới được 207 Km. Đến tháng 1 năm 1989, theo đề nghị của phía Cămpuchia, hai bên tạm dừng việc cắm mốc. Ngày 10/10/2005, Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia đã được hai bên ký kết. Hiện nay giữa hai nước đang xúc tiến đàm phán tiếp để giải quyết toàn vẹn vấn đề đất liền và biên giới trên biển.
Về quan hệ biên giới giữa Việt Nam -Trung Quốc, lịch sử cho thấy rằng, biên giới giữa hai nước đã hình thành, tồn tại và được tôn trọng từ lâu, mặc dù trước đây các nhà nước phong kiến Việt Nam .và Trung Quốc chưa ký với nhau hiệp ước biên giới nào.
Sau khi Pháp xâm lược Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Pháp đã nhân danh nhà nước bảo hộ ký vổi nhà Đại Thanh hai A công ước 1887 và 1895 về phân chia biên giới giữa Bắc kỳ và nhà Thanh.
Mặc dù hai bên ký kết đã có nhiều cố gắng trong phân giới, cắm mốc nhưng trên thực tế vẫn có nhiều đoạn biên giới chưa được quy định rõ ràng và thiếu mốc giới. Sau khi Việt Nam và Trung Quốc giành được độc lập, hai bên thoả thuận tôn trọng đường biên giới lịch sử đo hai công ước Pháp – Thanh 1887 và 1895 để lại và giải quyết mọi tranh chấp bằng đàm phán. Do các bước thăng trầm trong quan hê nên đàm phán biên giới giữa hai nước không tiến triển.
Sau khi bình thường hoá quan hệ năm 1991, hai nước đã nối lại đàm phán về giải quyết tranh chấp biên giới. Ngày 30/12/1999, Hiệp ước về biên giới đất liền Việt – Trung được ký kết tại Bắc Kinh. Ngày 6/7/2000, hai bên đã trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước. Hiệp ước này đã giải quyết trọn vẹn vấn đề hoạch định biên giới giữa hai nước, tạo điều kiện tiến hành công tác phân giới, cắm mốc và góp phần tạo môi trường ổn định, có lợi cho phát triển và quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Đối với biên giới biển giữa Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc bộ, ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2000 là kết quả của quá trình đàm phán lâu dài, dựa trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, càng điều kiên tự nhiên và hoàn cảnh khách quan của vịnh, thể hiên nỗ lực, thiện chí của cả hai bên, đáp ứng mong muốn cũng như lợi ích chính đáng của mỗi nước. Giải pháp phân định mà hai bên đạt được là giải pháp công bằng, có lợi cho việc gìn giữ hoà bình, ổn định và phát triển ở vịnh Bắc bộ, qua đó thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Ngày 30 tháng 6 năm 2004, tại Hà Nội, đại diện hai nước đã trao đổi thư phê chuẩn để tạo hiệu lực chính thức cho Hiệp định trong quan hệ giữa hai nước về khai thác, sử dụng vịnh Bắc bộ.
Trên đây là những nội dung về Chế độ pháp lý đối với Bắc Cực theo luật quốc tế do Công ty Zluat cung cấp kiến thức đến khách hàng. Zluat hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Phường Quang Trung, Hải Dương, Hải Dương. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 50,000 đồng.
- Trọn gói ly hôn với người nước ngoài chia tài sản chung và nợ chung nhanh chóng tại Yên Mỹ, Lạng Giang, Bắc Giang
- Thủ tục ly hôn Đơn phương phân chia khoản nợ chung – tại Thạnh Đông, Tân Hiệp, Kiên Giang
- Dịch vụ tư vấn sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty tại huyện Cần Giờ, Hồ Chí Minh.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận Không chia tài sản nhanh tại Tân Kiều, Tháp Mười, Đồng Tháp