Dịch vụ tư vấn tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông tại tỉnh Đắk Lắk.

Công ty bạn đang cần xin ý kiến cổ đông về một kế hoạch, dự định phát sinh trong kinh doanh tại một cuộc họp bất thường? Hay công ty của bạn muốn tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên để tổng kết hoạt động trong năm vừa qua cùng với các thay đổi về nhân sự trong Hội đồng quản trị? Tuy nhiên bạn vẫn còn gặp nhiều vướng mắc về trình tự, thủ tục pháp lý trong việc tổ chức cuộc họp hay chưa biết xây dựng, rà soát tài liệu liên quan, cũng như có rất nhiều ý kiến trái chiều của các cổ đông nhỏ lẻ? Hãy tham khảo bài viết này hoặc GỌI NGAY cho chúng tôi qua số điện thoại: 0906.719.947 để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông TRỌN GÓI – NHANH – GIÁ RẺ.

Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Các cổ đông có quyền biểu quyết có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp Đại hội đồng cổ đông.

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông là nơi để các cổ đông quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược lâu dài và tổng kết những hoạt động trong năm tài chính của công ty. Thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, các cổ đông thực hiện quyền được tham gia vào quá trình ra quyết định của công ty thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên là một trong những cuộc họp quan trọng nhất trong công ty cổ phần.

Về thời gian: Cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông phải được tổ chức mỗi năm một lần. Cụ thể Đại hội đồng cổ đông phải được tổ chức trong thời hạn 04 tháng kề từ ngày kết thúc năm tài chính nhưng có thể được gia hạn tổ chức trong vòng 06 tháng. Hội đồng quản trị sẽ quyết định ngày tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn theo quy định này hoặc theo thời hạn Điều lệ công ty công ty nếu có.

Về địa điểm: Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

Xem thêm: Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức vào thời gian, địa điểm và nội dung như thế nào?

Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Chi tiết: Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông

Bước 1: Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp

Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp ĐHĐCĐ nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn.

Bước 2: Chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp

Ngừoi triệu tập ĐHĐCĐ sẽ chuẩn bị nội dung cuộc họp. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật Doanh nghiệp 2020 có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp ĐHĐCĐ. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác

Bước 3: Mời họp Đại hội đồng cổ đông

Người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông phải gửi thông báo mời họp đến tất cả cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn

Bước 4: Đăng ký cổ đông dự họp

Cổ đông, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp hoặc dự họp thông qua một trong các hình thức sau:

– Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

– Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;

– Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

– Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;

– Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.

Bước 5: Khai mạc và tiến hành bầu chủ toạ, thư ký và ban kiểm phiếu

Bước 6: Tiến hành cuộc họp

Xem thêm: Chương trình và nội dung họp Đại hội đồng cổ đông

Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;

– Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;

– Chương trình và nội dung cuộc họp;

– Họ, tên chủ tọa và thư ký;

– Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp;

– Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;

– Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp;

– Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng;

– Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.

Chi tiết: Pháp luật quy định như thế nào về Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông?

Bạn còn chưa biết cách soạn thảo biên bản họp Đại hội đồng cổ đông của công ty? Hay còn gặp vướng mắc trong trình tự, thủ tục và nội dung cần thiết trong cuộc họp? Đừng tiếc một CUỘC GỌI, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để nhận được những TƯ VẤN MIỄN PHÍNHANH NHẤT.

Zluat cung cấp dịch vụ tư vấn tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông với Chi Phí Trọn Gói, tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, cụ thể:

  • Xây dựng lịch trình tổ chức đại hội đồng cổ đông theo quy định pháp luật;
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ đại hội theo tình hình thực tế của Công ty;
  • Cử Luật sư tham dự hỗ trợ Đoàn Chủ tọa các vấn đề về pháp lý trong cuộc họp; hỗ trợ giải đáp các thắc mắc theo yêu cầu của cổ đông;
  • Tham mưu xử lý các tình huống tại đại hội;
  • Cung cấp dịch vụ tổ chức đại hội đồng cổ đông trực tuyến theo yêu cầu.

Hãy LIÊN HỆ NGAY với Zluat để nhận báo giá cụ thể với Chi Phí Thấp Nhất nhé.

Bạn còn gặp vướng mắc trong trình tự, thủ tục cần thiết để tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông? Bạn cần tư vấn các nội dung phát sinh tại Đại hội? Hay bạn đang cần hỗ trợ về cơ sở, vật chất để tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông? Hãy liên hệ với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.

Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *