Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng?.

 

Kinh doanh thực phẩm chức năng là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Bạn muốn kinh doanh thực phẩm chức năng nhưng chưa nắm rõ quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Hãy Gọi Ngay để được Tư Vấn Miễn Phí hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

  • Luật an toàn thực phẩm 2010;
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
  • Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ y tế;
  • Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ y tế;
  • Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng là gì?

Theo quy định khoản 23 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định: Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.

Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng

Cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

– Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.

– Không bị ngập nước, đọng nước.

– Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác.

– Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn.

– Tường, trần nhà nhẵn, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.

– Khu vực vệ sinh phải được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.

– Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh.

– Có đủ thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản và kiểm soát các yếu tố an toàn thực phẩm phù hợp theo yêu cầu của nhà sản xuất; có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở.

– Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.

– Nguyên liệu sản xuất thực phẩm phải đáp ứng theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, quy định an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền và còn hạn sử dụng.

– Bao bì chứa đựng phải không thôi nhiễm các chất độc hại, không làm ảnh hưởng đến thực phẩm và đến sức khỏe người tiêu dùng.

Các loại giấy phép cần có khi kinh doanh thực phẩm chức năng

Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng khi đáp ứng các yêu cầu nhất định theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh thực phẩm chức năng thì cần đáp ứng những điều kiện giấy tờ sau:

– Cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 6 Nghị định 67/2016/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP)

– Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Thông tư 43/2014/NĐ-CP Quy định về quản lý thực phẩm chức năng

– Các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm).

Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng

1. Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm chức năng phải tiến hành đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Tổ chức cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

– Bản sao chứng thực giấy đăng ký kinh doanh

– Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dùng để chế biến của nhà hàng hoặc hóa đơn mua hàng của nhà hàng với nhà cung cấp.

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, gồm: Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở; Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống; bảng kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở

– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ quan chức năng

– Giấy khám sức khỏe đầy đủ của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cục An toàn thực phẩm tiến hành xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ.  

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu đủ điều kiện; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Xin Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

Bước 1: Tổ chức, cá nhân 02 bộ hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế, cụ thể:

Đối với Giấy xác nhận công bố cho thực phẩm nhập khẩu

– Bản công bố hợp quy

– Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc hoặc giấy chứng nhận y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước xuất khẩu sản phẩm có nội dung đảm bảo an toàn cho người sử dụng hoặc  được bán tự do tại thị trường xuất khẩu.

– Thông tin chi tiết về loại thực phẩm nhập khẩu

– Kết quả kiểm nghiệm an toàn chất lượng thực phẩm có hiệu lực trong vòng 12 tháng kế từ ngày kiểm nghiệm đến ngày nộp hồ sơ công bố. Sản phẩm được kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm đã được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm của nước sở tại có cơ sở sản xuất thực phẩm được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thừa nhận.

– Kế hoạch  kiểm soát chất lượng sản phẩm và giám sát theo định kỳ

– Chứng chỉ phù  hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000

– Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước sản xuất hoặc nhãn phụ sản phẩm bằng tiếng Việt, mẫu sản phẩm.

– Giấy đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận pháp nhân của cá nhân, tổ chức nhập khẩu sản phẩm thực phẩm

– GIấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đối với Giấy xác nhận công bố cho thực phẩm sản xuất trong nước

– Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm

– Giấy chứng nhận cơ sở xin giấy công bố đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm

– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000

– Bản công bố hợp quy (còn gọi là bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm) theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/ND-CP

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cần xin giấy xác nhận công bố. Thời hạn kiểm định không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kiểm định

– Thông tin chi tiết về sản phẩm

– Kế hoạch kiểm soát chất lượng của sản phẩm thực phẩm

– Mẫu sản phẩm.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm chức năng, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ và có văn bản trả lời.

Bước 3: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện tử (website) của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Mức xử phạt khi không có giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng

Đối với trường hợp hộ kinh doanh kinh doanh thực phẩm chức năng không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Trường hợp không đăng ký bản công bố sản phẩm phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân tức từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm chức năng

Trường hợp không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng, bạn hãy Liên Hệ Ngay với Zluat để được Tư VấnCung Cấp Dịch Vụ.

Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, sẽ thay mặt bạn thực hiện các thủ tục cần thiết, bảo vệ quyền và lợi ích của bạn trước pháp luật

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *