Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Nhằm đẩy mạnh kế hoạch kinh doanh cũng như dựa vào tình hình thực tế, nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Vậy chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào? Hãy GỌI NGAY để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua bài viết dưới đây.

Cơ sở pháp lý

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là gì?

Chuyển đổi doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó, một doanh nghiệp thực hiện chuyển thành loại hình doanh nghiệp khác trong sự tồn tại liên tục của doanh nghiệp. Chuyển đổi doanh nghiệp có thể giữ nguyên tính chất sở hữu hoặc dẫn đến thay đổi về sở hữu trong doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp 2020 quy định có các loại hình doanh nghiệp sau đây:

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

2. Công ty cổ phần

3. Công ty hợp danh

4. Doanh nghiệp tư nhân.

Các phương thức chuyển đổi doanh nghiệp

– Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần

– Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; hai thành viên trở lên

– Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

– Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên và ngược lại

Hồ sơ đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

1. Công ty TNHH thành công ty cổ phần và ngược lại

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Bản sao các giấy tờ pháp lý cá nhân

– Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc nghị quyết và bản sao biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển đổi công ty;

– Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho cổ phần, phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên, cổ đông mới;

– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

2. Công TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên trở lên và ngược lại

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên đối với chuyển công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân

– Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp

– Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công đối với công ty TNHH một thành viên/ Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

3. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên đối với chuyển công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân

– Cam kết bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân về việc chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn;

– Thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó;

– Cam kết bằng văn bản hoặc thỏa thuận bằng văn bản của chủ doanh nghiệp tư nhân với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân;

– Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp tư nhân;

– Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.

Trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo loại hình chuyển đổi phù hợp như trên.

Doanh nghiệp chuyển đổi nộp một bộ hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố

+ Nộp trực tiếp: Bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh.

+ Nộp qua mạng: dangkyquamang.dkkd.gov.vn

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ ghi giấy biên nhận và tiến hành xử lý hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả

– Doanh nghiệp nhận kết quả trực tiếp hoặc đăng ký nhận kết quả qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết hồ sơ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ sai sót. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.

Dịch vụ chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của Zluat

Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp? Hãy liên hệ với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢTIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.

Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện được yêu cầu của bạn trong thời gian sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư