Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Hiểu một cách đơn giản thì đây là một loại trách nhiệm bồi thường không phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự của bên có lỗi (cố ý hoặc vô ý), gây hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, gây hại đến danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác. Có những phương thức bồi thường thiệt hại nào? Để hiểu rõ hơn về những quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hãy cùng Zluat theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.
Phương thức bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là gì?
Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự; nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả; bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.
Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự; uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức thì lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi gây ra thiệt hại. Trong hoàn cảnh đó chủ thể có khả năng xử sự khác; nhưng đã không xử sự mặc dù có điều kiện để xử sự khác; khi thực hiện hành vi chủ thể biết được hành vi của mình có thể xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện. Lỗi được thể hiện dưới hai dạng là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Điều 604 BLDS không định nghĩa lỗi mà chỉ nêu lên là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
2. Một số hình thức của bồi thường thiệt hại
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào?
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai như Luật sư đã chia sẻ bao gồm 3 yếu tố:
- Có thiệt hại xảy ra, và thiệt hại định lượng được bằng tiền.
- Có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra.
- Có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận tại hợp đồng hoặc quy định trong văn bản pháp luật.
Dựa trên ba căn cứ này mà người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có nghĩa vụ xuất trình chứng cứ chứng minh cho: Quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại và Cách xác định mức độ thiệt hại. Các loại thiệt hại cũng được pháp luật định lượng, qua định và hướng dẫn chi tiết cho từng trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đối với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thì:
- Hợp đồng thương mại căn cứ pháp luật để yêu cầu bổi thường thiệt hại áp dụng theo Khoản 2 Điều 302 Luật thương mại 2005: Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
- Hợp đồng dân sự căn cứ pháp luật để yêu cầu bổi thường thiệt hại áp dụng theo Điều 361 Bộ luật dân sự 2015: Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm cả thiệt hại về vật chất và tinh thần. Điều 419 quy định cụ thể về xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng. Theo đó, thiệt hại được bồi thường sẽ bao gồm:
- Thiệt hại vật chất thực tế xác định được: Tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút;
- Khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại được hưởng do hợp đồng mang lại;
- Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại;
- Thiệt hại về tinh thần.
Đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hợp đồng thì:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm Bồi thường thiệt hại là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm Bồi thường thiệt hại. Về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, trong Bộ luật dân sự 2015, căn cứ xác định trách nhiệm Bồi thường thiệt hại là “hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại”. Theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự 2005, trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng yêu cầu người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý hoặc vô ý”. Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải chứng minh người gây thiệt hại có lỗi.
4. Thiệt hại nào được yêu cầu bồi thường theo quy định mới?
Pháp luật dân sự phân định hai loại thiệt hại trong thực tế bao gồm:
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ tại hợp đồng, thỏa thuận dân sự đã ký: Đây là loại thiệt phát sinh do các bên có nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng dẫn đến gây thiệt hại cho các bên liên quan.
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Thiệt hại từ hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền lợi hợp pháp của người khác (Thiệt hại không phát sinh từ quan hệ hợp đồng).
5. Xác định lỗi của bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
Lỗi là điều kiện bắt buộc khi yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Nhưng đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì khác, khi xác định trách nhiệm dân sự Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho người có hành vi trái pháp luật, người có hành vi có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng cần phải phân biệt những trách nhiệm dân sự liên quan đến những quan hệ dân sự và những chủ thể nhất định của quan hệ dân sự đó và trách nhiệm dân sự của chủ thể, Như vậy, không cần thiết phải đưa ra quan điểm trong việc nhận thức về lỗi trong trách nhiệm dân sự Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là do suy đoán. Nguyên tắc xác định lỗi theo Luật sư Trí Nam như sau:
- Nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó là vô ý hay cố ý, mà người gây thiệt hại hoàn toàn không có lỗi thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
- Người gây thiệt hại có lỗi vô ý và người bị thiệt hại cũng có lỗi vô ý trong việc gây ra thiệt hại thì trách nhiệm này là trách nhiệm hỗn hợp.
- Người gây thiệt hại có lỗi vô ý, người bị thiệt hại có lỗi cố ý thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.
Như vậy, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại cho dù lỗi đó có ở hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì người gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thường.
6. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Dựa trên khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luật sư Trí Nam đã nêu, các thiệt hại từ hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản được yêu cầu bồi thường khi đảm bảo các điều kiện sau:
- Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm Bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định. Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể về phương thức bồi thường thiệt hại. Nếu có những câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến các vấn đề pháp lý hãy liên hệ Zluat để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) chia tài sản chung và nợ chung – tại Phước Hà, Thuận Nam, Ninh Thuận
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Leng Su Sìn, Mường Nhé, Điện Biên. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 30,000 đồng.
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) nhanh chóng tại Tuân Tức, Thạnh Trị, Sóc Trăng
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Sông Bình, Bắc Bình, Bình Thuận. Hồ sơ mới, mua Online, điền thông tin, nộp ngay và có kết quả. Luật sư Lâm Hoàng Quân hướng dẫn, giá từ 50,000 đồng.
- Luật sư ly hôn Đồng thuận Không có con chung nhanh tại An Thạnh 3, Cù Lao Dung, Sóc Trăng