Cơ sở lý luận về bảo đảm pháp lý quyền con người.

Pháp luật là phương tiện chính thức hoá các giá trị của quyền con người. Các quyền đó được pháp luật hoá và mang tính bắt buộc, được thừa nhận và bảo vệ. Nếu không có sự thừa nhận và thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự. Do đó pháp luật là cơ sở lý luận vững chắc đảm bảo pháp lý về quyền con người. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật Zluat sẽ cung cấp thông tin về Cơ sở lý luận về bảo đảm pháp lý quyền con người. Mời các bạn tham khảo.


Phap Ly La Gi Mot Vai Khai Niem Dinh Nghia Co Lien Quan Ve Phap Ly
Cơ sở lý luận về bảo đảm pháp lý quyền con người

1. Quyền con người là gì?

Nhân quyền (hay quyền con người; tiếng Anh: human rights) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân “hiển nhiên có” do sự tồn tại của mình.

Như vậy, có thể khái quát, quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế.

2. Quyền con người phải được ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật

Quan điểm này được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 của Đảng, trong đó Đảng ta khẳng định: “Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người”. Trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013 và trong hệ thống pháp luật mới được ban hành và sửa đổi. Khẳng định rõ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật”.

Mặc dù luôn nhấn mạnh “quyền bẩm sinh” nhưng ngày nay, ở các nước tư bản cũng như ở mọi quốc gia, quyền con người (QCN) đều được ghi nhận và bảo vệ bằng các hình thức pháp luật khác nhau. Thực tiễn Việt Nam và các nước trên thế giới cho thấy đảm bảo bằng pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để QCN được thực hiện. Những tư tưởng lớn, những khám phá mới về QCN chỉ là không tưởng hoặc mị dân nếu không được biểu hiện dưới hình thức pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Nói cách khác, mọi nhu cầu hay yêu sách về quyền nếu không được pháp luật ghi nhận và bảo vệ thì không thể có bất cứ một QCN nào. Các Mác luôn đề cao vai trò của pháp luật, coi pháp luật là “Kinh Thánh tự do” của nhân dân. Trường phái pháp luật thực định cũng luôn khẳng định: “không có luật thì không có quyền”. QCN khi được pháp luật ghi nhận trở thành ý chí của toàn dân, buộc cả xã hội phải phục tùng và nhà nước bảo vệ.

Trên phạm vi thế giới, sau khi Liên hợp quốc ra đời, QCN được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật quốc tế. Đó là sự hợp tác của cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng các nguyên tắc, quy phạm và cơ chế thực thi, giám sát việc thực hiện nhân quyền. Các văn kiện nhân quyền quốc tế luôn nhấn mạnh rằng QCN phải được bảo vệ bằng Nhà nước pháp quyền, theo các nguyên tắc pháp quyền.

Trong phạm vi quốc gia, pháp luật bảo vệ QCN thể hiện ở việc ghi nhận các quyền trong pháp luật, hoàn thiện bộ máy, các thiết chế,… nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn QCN.

Quan điểm này là cơ sở để chúng ta bác bỏ mặt phiến diện của thuyết nhân quyền tự nhiên; khẳng định vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ QCN. Trong thời kỳ mới, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật; củng cố các cơ quan tư pháp và cơ chế nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền của người dân. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII khẳng định: “Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân”.

3. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền con người ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới

Pháp luật là phương tiện để thực hiện sự cam kết và hòa nhập giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm việc bảo vệ quyền con người ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Trong điều kiện hiện nay, nhiều nội dung cụ thể của quyền con người cũng như việc bảo vệ quyền con người đòi hỏi phải có sự đấu tranh, hợp tác giải quyết, phối hợp của nhiều quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế (đấu tranh chống tội phạm, giải trừ vũ khí hạt nhân, đói nghèo và các vấn đế xã hội khác…). Những nội dung này đều là những vấn đề đòi hỏi cần có sự hợp tác, phối hợp của các quốc gia với nhau trong cộng đồng thế giới.

Trách nhiệm của các quốc gia khi tham gia ký kết, hay phê chuẩn các công ước, tuyên ngôn về quyền con người là phải thực hiện các cam kết đó, mỗi nước phải cụ thể hóa những quy định của pháp luật quốc tế sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của đất nước mình, hòa nhập pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, thể hiện sự ràng buộc trách nhiệm thực hiện bảo vệ quyền con người trước cộng đồng quốc tế. Hơn nữa trong bối cảnh giao lưu, hòa nhập quốc tế giữa các nước ngày nay ngày càng mở rộng ở tất cả các lĩnh vực (lao động, học tập, kinh tế, ngoại giao, du lịch, hôn nhân…) vấn đề bảo vệ quyền con người của công dân ở nước ngoài cũng như công dân nước ngoài đang là vấn đề phức tạp cần quan tâm. Vì vậy cần phải có sự phối hợp hợp tác giải quyết các vấn đề liên quan, mà phương pháp giải quyết đó là bằng con đường cụ thể hóa các quyền trong các văn bản pháp luật. Việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp sẽ tạo cơ sở pháp luật giải quyết vấn đề quyền con người trong điều kiện có xung đột pháp luật.

4. Vai trò của pháp luật đối với vấn đề bảo đảm quyền con người

– Pháp luật là phương tiện chính thức hoá các giá trị của quyền con người. Các quyền đó được pháp luật hoá và mang tính bắt buộc, được thừa nhận và bảo vệ. Nếu không có sự thừa nhận và thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự. Ngược lại, quyền con người khi đã được quy định trong pháp luật thì nó trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận và phục tùng, được quyền lực Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Khi quyền con người được quy định trong Hiến pháp và pháp luật thì nó sẽ trở thành tối thượng có giá trị bắt buộc đối với toàn xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của Nhà nước.

– Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người. Tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người được thể hiện ở các quy định về quyền con người trong pháp luật được bảo đảm bằng bộ máy, cách thức tác động của quyền lực nhà nước. Khi cần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các phương pháp giáo dục, thuyết phục đảm bảo cho nội dung quyền con người, quyền công dân được thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh đó nhd hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều có khả năng phát hiện và xử lý kịp thời.

– Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội để thực hiện, bảo vệ quyền con người. Bở pháp luật là đại lượng mang tính phổ biến, là chuẩn mực của sự công bằng, do đó có thể đo được hành vi mọi người, kể cả cơ quan tổ chức, công chức nhà nước. Nó là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối chiếu các hành vi từ phía Nhà nước và các thành viên trong xã hội, đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền con người, quyền công dân có thể bị xâm phạm từ phía các cơ quan, tổ chức, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ, cũng như từ phía các thành viên khác trong xã hội. Bởi vì trong quan hệ với nhà nước, công dân vừa là chủ nhà nước, vừa là đối tượng bị quản lý của nhà nước cho nên quyền và lợi ích của họ có nguy cơ bị xâm hại cao. Bởi vì các quyết định quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, các phán quyết của cơ quan bảo vệ pháp luật đều trực tiếp tác động đến các quyền và lợi ích của công dân.

Trên đây là tất cả thông tin về Cơ sở lý luận về bảo đảm pháp lý quyền con người mà Công ty Luật Zluat cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu các bạn đọc giả còn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hoặc những vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với Công ty Luật Zluat để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư và các tác giả. Chúng tôi  luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn đọc. Trân trọng!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *