Khi thành lập công ty, ai cũng mong muốn công ty của mình phát triển tốt. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động đem đến khá nhiều rủi ro, nhiều vấn đề khiến công ty khó khăn trong hoạt động dẫn đến phá sản. Công ty của bạn bị khởi kiện phá sản và Tòa án đã thụ lý? Làm sao để đảm bảo quyền và lợi ích của các cổ đông? GỌI NGAY để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý liên quan đến trình tự, thủ tục phá sản dưới đây.
Phá sản là gì?
Từ điển Tiếng Việt giải thích phá sản là tình trạng một chủ thể (cá nhân, pháp nhân) mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Theo cách nói thông thường phá sản là tình trạng của một người bị vỡ nợ không còn bất cứ tài sản nào để trả các khoản nợ đến hạn.
Luật phá sản 2014 quy định: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Như vậy, có thể hiểu phá sản là tình trạng công ty mất khả năng thanh toán và cơ quan Nhà nước ra quyết định tuyên bố phá sản, chấm dứt sự hoạt động của công ty đó.
Thành phần hồ sơ yêu cầu phá sản
Hồ sơ yêu cầu phá sản của công ty có các loại giấy tờ khác nhau tùy theo đối tượng nộp hồ sơ yêu cầu phá sản. Theo đó, hồ sơ bao gồm những giấy tờ chủ yếu sau:
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của công ty cổ phần.
– Chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
– Chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.
– Các giấy tờ, tài liệu liên quan như: báo cáo tài chính, bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp,….
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ yêu cầu phá sản
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với:
-
Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
-
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
-
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
-
Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
– Tòa án nhân dân cấp huyện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Trình tự tiến hành thủ tục phá sản
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 2: Tòa án nhận đơn và thụ lý đơn
Bước 3: Mở thủ tục phá sản
Bước 4: Hội nghị chủ nợ
Bước 5: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Bước 6: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Thời hạn giải quyết
Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ.
– Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
– Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
– Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.
Công ty bạn không biết chuẩn bị hồ sơ phá sản như thế nào? Trình tự, thủ tục tiến hành phá sản ra sao?? Đừng tiếc một cuộc gọi, một tin nhắn cho LUẬT SƯ để được tư vấn MIỄN PHÍ
- Thủ tục ly hôn Đơn phương chia tài sản chung và nợ chung trọn gói tại Phước Long, Giồng Trôm, Bến Tre
- Thủ tục ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) không tranh chấp quyền nuôi con – tại Phường Bình Thủy, Quận Bình Thuỷ, Cần Thơ
- Dịch Vụ Xin Giấy Chứng Nhận Đủ Điều Kiện Về An Ninh Trật Tự Tại quận 9- Hồ Chí Minh.
- Thủ tục trọn gói ly hôn với người nước ngoài trọn gói tại Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) trọn gói tại Phường Hòa Bình, Ayun Pa, Gia Lai