Tác phẩm khuyết danh là gì?.

Hiện nay, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tác phẩm, pháp luật đã có những quy định cụ thể và chỉ rõ các đối tượng được quyền bảo hộ. Tuy vậy, từ xưa đến nay vẫn luôn xuất hiện những bài văn, thơ… mà không rõ tác giả, thậm chí là còn có nhiều sản phẩm được đánh giá có tính nghệ thuật và giá trị văn học cao. Vậy, pháp luật sẽ làm thế nào để bảo vệ những tác phẩm này? Ai được làm chủ sở hữu của những tác phẩm như vậy? Hãy GỌI NGAY cho chúng tôi qua số điện thoại 0906.719.947 để được LUẬT SƯ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ MIỄN PHÍ về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cần thiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005 số 50/2005/QH11;
  • Luật sở hữu trí tuệ 2009 số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ;
  • Luật sở hữu trí tuệ 2022 số 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ;
  • Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, quyền liên quan.

Tác phẩm khuyết danh là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 17/2023/NĐ-CP ghi nhận như sau: Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố.”

Một ví dụ tiêu biểu nhất là tác phẩm “Phạm Công – Cúc Hoa”. Đây là một truyện thơ Nôm xuất hiện khoảng đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19, gồm hơn 4610 câu thơ lục bát và được coi là một trong những truyện thơ Nôm có số lượng câu nhiều nhất. Truyện cũng được dựng thành nhiều vở diễn cải lương, kịch và phim truyền hình được đông đảo khán giả đón nhận. Từ trước đến nay, tác giả của “Phạm Công – Cúc Hoa” vẫn bị coi là khuyết danh. Đến tận cuối năm 2009, qua một bản in khắc gỗ, người ta mới có cơ sở để xác định tác giả truyện thơ này là Dương Minh Đức Thị. Tuy nhiên thì đến giờ thì vẫn chưa có thông tin gì thêm về cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm ngoài tên Dương Minh Đức Thị. 

Chủ sở hữu của tác phẩm khuyết danh là ai?

Căn cứ Điều 41 và Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022, quy định cụ thể như sau: 

“Điều 41. Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền[51]
…….

2. Tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định. Khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định thì chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm này, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền tác giả của tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng được xác định theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 42. Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan là Nhà nước[52]
…..

2. Nhà nước đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan trong các trường hợp sau đây:

b) Tác phẩm khuyết danh cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả được xác định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này.”

Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm khuyết danh trong trường hợp tác phẩm không có tổ chức, cá nhân nào quản lý và ngoài Nhà nước pháp luật còn quy định một chủ thể khác quản lý tác phẩm khuyết danh là tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022 quy định tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu và Nhà nước sẽ là đại diện quản lý ((không phải chủ sở hữu) tác phẩm khuyết danh nếu không có tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định. Quy định này chặt chẽ hơn, đảm bảo quyền lợi của tác giả, đồng tác giả đối với tác phẩm khuyết danh của mình.

Tác phẩm khuyết danh có thuộc về công chúng không?

Tác phẩm thuộc về công chúng là tác phẩm kết thúc thời hạn bảo hộ theo quy định tại Điều 27 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 thì thuộc về công chúng.

Thứ nhất:  Tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định.

Thứ hai, Nhà nước đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm khuyết danh trong trường hợp không có tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định.

Như vậy, quy định nêu rõ tác phẩm khuyết danh được Nhà nước đại diện quản lý  hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, nhận chuyển nhượng sẽ có những quyền lợi đi kèm.Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm khuyết danh phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ và quyền tác giả, quyền liên quan.

Do đó, tác phẩm khuyết danh đang trong thời hạn bảo hộ và được Nhà nước đại diện quản lý hoặc tổ chức, cá nhân đang quản lý, nhận chuyển nhượng được hưởng quyền của chủ sở hữu không thuộc về công chúng. Khi hết thời hạn bảo hộ, tác phẩm khuyết danh sẽ thuộc về công chúng. 

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh

Mặc dù chưa xác định được danh tính tác giả của tác phẩm khuyết danh nhưng khi tác phẩm khuyết danh đáp ứng các điều kiện pháp luật đặt ra để được bảo hộ quyền tác giả thì lúc này tác phẩm khuyết danh đó vẫn được bảo hộ quyền tác giả. Cũng như các loại hình tác phẩm khác, quyền tác giả của tác phẩm khuyết danh cũng được phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm khuyết danh đó được định hình và thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh cũng áp dụng theo quy định tại Điều 27 iều 27 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009.

Theo đó, quyền tác giả gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản. Tùy thuộc vào tính chất cũng như ảnh hưởng của các quyền này đối với lợi ích của tác giả và lợi ích xã hội, pháp luật quyền tác giả phân biệt hại loại quyền có thời hạn bảo hộ khác nhau:

Thứ nhất, các quyền được bảo hộ vô thời hạn.

Khoản 1 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định: “Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.” Tác phẩm được coi như đứa con tinh thần của tác giả, là sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của các tác giả ra bên ngoiaf. Bởi vậy quyền nhân thân luôn gắn liền với tác giả, kể cả khi tác giả chết hay đã chuyển giao quyền tác giả đó cho người khác. Pháp luật ghi nhận các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Đối với quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, mặc dù vẫn nằm trong nhóm các quyền nhân thân nhưng đây là quyền nhân thân có thể chuyển giao và luôn gắn liền với thực hiện các quyền tài sản, do đó, thời hạn bảo hộ các quyền này được xác định giống như các quyền tài sản.

Thứ hai, các quyền được bảo hộ có thời hạn.

Các quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn bao gồm quyền nhân thân có thể chuyển dịch và quyền tài sản. Theo đó, điểm a khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định:

“a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”

Theo đó, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trường hợp tác phẩm khuyết danh xuất hiện thì thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.  Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Quy định sử dụng tác phẩm khuyết danh

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 17/2023/NĐ-CP,  Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tác phẩm khuyết danh phải nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi đã nỗ lực tìm kiếm chủ thể quyền mà không thể tìm được hoặc không liên hệ được.

Về hồ sơ

Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

– Tờ khai đề nghị chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan.

– Kế hoạch sử dụng;

– Tài liệu chứng minh đã nỗ lực tìm kiếm: 

+ Tài liệu chứng minh đã tìm kiếm thông tin về chủ thể quyền tại Niên giám đăng ký về quyền tác giả, quyền liên quan trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan;

+ Văn bản về việc tìm kiếm chủ thể quyền gửi đến tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong cùng lĩnh vực với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có nhu cầu sử dụng và đã qua 30 ngày kể từ ngày gửi mà không nhận được trả lời hoặc được trả lời là không biết thông tin về chủ thể quyền.

+ Trường hợp không có tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan trong cùng lĩnh vực thì gửi văn bản đến ít nhất 02 tổ chức, cá nhân đã hoặc đang sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đó (nếu có);

+ Tài liệu chứng minh đã sử dụng thiết bị tìm kiếm thông tin chủ thể quyền trên mạng viễn thông và mạng Internet.

+  Bản sao chứng từ nộp chi phí thực hiện chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan (trường hợp nộp chi phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản);

+ Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua ủy quyền.

Trình tự, thủ tục

Bước 1: Nộp hồ sơ

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử 

Sau 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện: 

– Đăng tải công khai nội dung đề nghị trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan để tiếp tục thông báo tìm kiếm và nhận thông tin về chủ thể quyền;

– Trường hợp chủ thể quyền hoặc người được ủy quyền (nếu có) phản đối nội dung đề nghị này thì phải gửi văn bản phản đối kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền. Các tài liệu, chứng cứ chứng minh bao gồm:

+ Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền;

+ Bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự đối với hợp đồng sáng tạo, chuyển nhượng, tặng cho, mua bán, góp vốn, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan; văn bản về việc giao nhiệm vụ, thừa kế, kế thừa hoặc văn bản tương tự trong trường hợp chủ thể quyền là người được chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan, được thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật;

+ Văn bản ủy quyền (có công chứng, chứng thực hoặc hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp người phản đối là người được ủy quyền.

 rong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng tải, chủ thể quyền hoặc người được ủy quyền (nếu có) không gửi văn bản phản đối thì được coi là đã từ bỏ cơ hội phản đối.

Bước 3: Xem xét hồ sơ và thông báo kết quả

– Trường hợp nhận được văn bản phản đối và xác định được chủ thể quyền theo quy định về giả định quyền tác giả, quyền liên quan và quy định khác của pháp luật có liên quan, trong thời hạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả bằng văn bản cho chủ thể quyền và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để các bên trực tiếp thỏa thuận về việc sử dụng theo quy định của pháp luật;

– Trường hợp không nhận được văn bản phản đối hoặc nhận được văn bản phản đối nhưng không xác định được chủ thể quyền theo quy định về giả định quyền tác giả, quyền liên quan và quy định khác của pháp luật có liên quan và không thuộc trường hợp từ chối hồ sơ, trong thời hạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền gửi thông báo nộp tiền bản quyền kèm theo bản dự tính tiền bản quyền đến tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.

Tổ chức, cá nhân nhận được thông báo phải nộp tiền bản quyền theo bản dự tính tiền bản quyền trong thời hạn 5 ngày làm việc (có bản sao chứng từ nộp tiền bản quyền);

– Sau khi nhận được tiền bản quyền , trong thời hạn 05 ngày làm việc, phải ban hành văn bản chấp thuận việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan đồng thời công khai kết quả trên trang thông tin điện tử về quyền tác giả, quyền liên quan.

Việc sử dụng được chấp thuận phải là sử dụng có thời hạn và có thể được xem xét gia hạn khi có văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ.

Dịch vụ tư vấn về quyền tác giả quyền liên quan đối với tác phẩm khuyết danh 

Trường hợp chưa nắm rõ quy định pháp luật về về tác phẩm khuyết danh, bạn hãy Liên Hệ Ngay với Zluat để được Tư Vấn Cung Cấp Dịch Vụ.

Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài, sẽ thay mặt bạn thực hiện các thủ tục cần thiết, bảo vệ quyền và lợi ích của bạn trước pháp luật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư