Công ty tnhh ngoài nhà nước là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Zluat để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.
1. Khái niệm doanh nghiệp ngoài nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hình thức doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước, trừ khối hợp tác xã; toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủ lao động doanh nghiệp hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý.
Thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế khu vực ngoài quốc doanh nói chung, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phát triển vượt bậc. Thực tiễn đã khẳng định những đóng góp của khu vực này trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Cùng với sự gia tăng về số lượng và các ngành nghề kinh doanh phong phú đa dạng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: thương nghiệp, dịch vụ, sản xuất… đã đem lại số thu cho ngân sách nhà nước hàng năm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Sự phát triển của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã mở mang ra nhiều ngành nghề, thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường. Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước ưa chuộng. Một số DN đã tạo thêm mặt hàng mới, thị trường mới, sản phẩm đã có sức cạnh tranh.
Mặt khác doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn có vai trò lớn trong việc ổn định nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn 2001-2005, bình quân cả nước tạo việc làm mới cho người lao động được khoảng 1,5 triệu việc làm/năm. Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đóng góp đáng kể, khoảng 0,3 triệu việc làm/năm. Nhiều đối tượng lao động như: người đến tuổi lao động cần việc làm; lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước do tinh giảm biên chế, giải thể, chuyển đổi, phá sản; lao động nông nhàn trong nông nghiệp do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển sang làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn có khả năng thu hút vốn trong xã hội nhanh, hiệu quả đầu tư vốn cao tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, góp phần tích tụ tập trung tư bản tạo điều kiện để tái sản xuất làm tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
2. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh xét dưới giác độ sở hữu bao gồm tất cả các đơn vị hay tổ chức kinh tế thuộc sở hữu của một người hay một nhóm người. Quyền sở hữu này được xác định dựa trên quá trình huy động hình thành nên nguồn vốn hoạt động cho đơn vị kinh tế đó và được pháp luật thừa nhận. Điều này khác cơ bản với các doanh nghiệp quốc doanh, hay doanh nghiệp nhà nước (DNNN), khi mà nguồn vốn hình thành nên các doanh nghiệp nhà nước được ngân sách nhà nước cấp, nghĩa là từ sự đóng góp của toàn dân(nguồn thu từ thuế).
Tuy nhiên, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh không bao gồm tất cả các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước. Trong nền kinh tế mở, các quốc gia có sự thông thương nhất định, các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh được thành lập, nhưng rõ ràng là không nên xếp chúng vào Doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
– Thứ nhất, vì chúng không có tính đồng nhất về mặt sở hữu, một doanh nghiệp liên doanh có thể là sự liên doanh giữa hai công dân thuộc hai nước khác nhau, liên doanh giữa hai tổ chức hay liên doanh giữa hai chính phủ, còn doanh nghiệp nước ngoài thì càng không thể khẳng định nó thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân.
– Thứ hai, tính chất hoạt động và các ảnh hưởng của doanh nghiệp nước ngoài khác so với các doanh nghiệp trong nước, chúng vận hành theo một bộ luật riêng thường là luật đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng lên một số khía cạnh đặc thù trong nền kinh tế như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, tài trợ xuất nhập khẩu v.v
Vì vậy, ở đây chúng ta không xếp các doanh nghiệp nước ngoài như một bộ phận của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
3. Quy định về Công ty tnhh ngoài nhà nước?
Như vậy, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay chính là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp đó là các đơn vị kinh tế tồn tại dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (DNTN), do một hay nhiều người đứng ra làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (hữu hạn hay vô hạn) về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Tất nhiên cũng phải kể đến các hộ kinh doanh cá thể với mức vốn pháp định thấp hơn vốn pháp định của doanh nghiệp tư nhân. Đây là loại hình kinh tế hộ gia đình kinh doanh trong một số ngành nghề như nông nghiệp, thủ công, dịch vụ và buôn bán nhỏ. Nhìn chung, bộ phận chính, quan trọng nhất trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chính là các công ty bao gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Công ty trách nhiệm hữu hạn:
– Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp (trách nhiệm hữu hạn). Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân số lượng thành viên không quá 50 và không được quyền phát hành cổ phiếu.
– Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn của doanh nghiệp và cũng không được quyền phát hành cổ phiếu.
4. Những câu hỏi thường gặp.
4.1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp với hình thức mua lại doanh nghiệp tư nhân hay không?
Theo Điều 28, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014, Điều 21, Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, khoản 7 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhà nước được mua doanh nghiệp tư nhân thông qua các hình thức sau:
– Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
– Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
Việc mua doanh nghiệp tư nhân phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Việc sử dụng vốn, tài sản, quyền sử dụng đất của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan; phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp.
– Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.
– Doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ doanh nghiệp nhà nước có ngành nghề kinh doanh chính là các loại bất động sản theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực này không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư phải thực hiện phương án cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã đầu tư theo quy định.
– Doanh nghiệp không được sử dụng tài sản do doanh nghiệp đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 29 của Luật Cạnh tranh năm 2018 thì mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Do đó, với những quy định trên việc doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp với hình thức mua lại doanh nghiệp tư nhân với một số điều kiện và phạm vi nhất định như đã nêu ở trên.
4.2. Doanh nghiệp ngoài nhà nước trong tiếng Anh là gì?
Doanh nghiệp ngoài nhà nước trong tiếng Anh là Non-state enterprises.
4.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Hiện nay pháp luật không đưa ra định nghĩa cụ thể của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà chỉ đưa ra định nghĩa tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông (khoản 17 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014). Tổ chức kinh tế được Luật Đầu tư 2014 liệt kê bao gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Bên cạnh đó, Luật Đầu tư năm 2014 có quy định về nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014).
Qua đó có thể đưa ra định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như sau: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một loại hình doanh nghiệp trong đó có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
4.4. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì?
Quốc doanh là tổ chức kinh tế do nhà nước kinh doanh, doanh nghiệp nhà nước hay xí nghiệp quốc doanh, do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty nhà nước hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Công ty tnhh ngoài nhà nước là gì mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật Zluat để được hỗ trợ:
Hotline: 0906.719.947
Zalo: 0906.719.947
Gmail: lienhe.luatvn@gmail.com
Website: accgroup.vn
Dịch vụ thành lập công ty | Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
Đăng ký giấy phép kinh doanh | Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
Dịch vụ ly hôn | Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
Dịch vụ kế toán | Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
Dịch vụ kiểm toán | Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
Dịch vụ làm hộ chiếu | Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Aluat.vn | Chuyển đổi đất vườn sang đất ở tại Huyện Lâm Thao.
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) thoả thuận quyền nuôi con trọn gói tại Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Nội
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng tại Phó Bảng, Đồng Văn, Hà Giang
- Thủ tục trọn gói ly hôn Thuận tình không tranh chấp quyền nuôi con nhanh tại Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
- Đăng ký xe ô tô có giá trị bao lâu? [Cập nhật 2023].