Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm.

Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. Theo đó, trong thời đại xã hội hiện nay, các ngành kinh doanh, dịch vụ thực phẩm trở nên rất phổ biến và thu hút lượng người tiêu dùng rất lớn. Vậy kinh doanh thực phẩm bao gồm những hoạt động gì? Hay bạn muốn mở công ty kinh doanh thực phẩm nhưng không biết thủ tục như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY đến hotline 0906.719.947 để được Luật sư tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm.

Căn cứ pháp lý

– Luật Doanh nghiệp năm 2020;

– Luật An toàn thực phẩm năm 2010;

– Nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Kinh doanh thực phẩm là gì?

Thực phẩm hay còn được gọi thức ăn, là tên gọi chung để chỉ những vật phẩm bao gồm những chất như: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein) hoặc nước. Đây là những chất cơ bản mà con người có thể tiêu thụ trực tiếp thông qua việc ăn hoặc uống.

Theo đó, kinh doanh thực phẩm được hiểu là quá thực thực hiện các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm. 

Kinh doanh thực phẩm là ngành nghề có điều kiện. Vì vậy khi thành lập doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chú ý đến ngành nghề kinh doanh và cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để doanh nghiệp chính thức hoạt động hợp pháp.

Ngành nghề kinh doanh thực phẩm

Một số ngành nghề kinh doanh thực phẩm cơ bản bạn cần nắm được như sau:

  • 4632: Bán buôn thực phẩm
  • 4633: Bán buôn đồ uống
  • 4711: Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
  • 4719: Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp loại khác

Điều kinh doanh thực phẩm 

Về sản phẩm, thực phẩm kinh doanh

Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ công thương phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trừ các cơ sở sau đây:

  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP); Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS); Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Về cơ sở sản xuất, kinh doanh

– Địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn độc hại, nguồn gây ô nhiễm…

– Nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thực phẩm; cơ sở có hệ thống vận hành và xử lý nước thải, chất thải

– Đầy đủ trang thiết bị xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển thực phẩm

– Nơi bảo quản thực phẩm phải phân khu riêng biệt, ngăn ngừa các tác động của môi trường, độ ẩm, côn trùng, ẩm mốc…; bảo đảm ánh sáng và ống thông gió.

Thủ tục đăng ký công ty kinh doanh thực phẩm

Để mở một công ty kinh doanh thực phẩm, trước hết, bạn cần đăng ký doanh nghiệp với những ngành nghề phù hợp với hoạt động kinh doanh thực phẩm như đã nêu ở trên đến cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính).

Thành phần hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  • Điều lệ công ty;
  • Quyết định, biên bản họp của Chủ tịch HĐTV (đối với công ty TNHH 2TV) hoặc Quyết định, biên bản họp của Chủ tịch HĐQT (đối với công ty cổ phần);
  • Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu, thành viên công ty.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. 

Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thành phần hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Bản sao chứng thực giấy đăng ký kinh doanh
  • Hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dùng để chế biến của nhà hàng hoặc hóa đơn mua hàng của nhà hàng với nhà cung cấp.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, gồm: Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở; Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống; Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ quan chức năng
  • Giấy khám sức khỏe đầy đủ của chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

Bạn còn chưa biết cách chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép vệ sinh thực phẩm? Hay không muốn mất thời gian tự mình nộp hồ sơ và chờ đợi kết quả? Hãy GỌI NGAY cho Zluat để được tư vấn nhanh nhất.

Thẩm quyền cấp phép

Mỗi loại hình kinh doanh thực phẩm sẽ thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác nhau. Vì vậy, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc nhóm cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì nộp hồ sơ tại cơ quan đó. Ví dụ như:

– Chi cục VSATTP cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, đóng chai; dịch vụ ăn uống: bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, nhà hàng, quán ăn,……

– Sở Công thương cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh về rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm chế phẩm tinh bột, bánh, mứt, kẹo,….

– Sở Nông nghiệp cấp cho các cơ sở sản xuất thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật,….

Thời hạn trả kết quả

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo khảo sát cho thấy, cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thực phẩm có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được người dùng tin tưởng và lựa chọn nhiều hơn. Ngoài ra, khi có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không lo ngại về việc các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hay gây khó dễ.

Phí, lệ phí cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu: 150.000 đồng/lần.

Phí thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm:

– Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm 1.000.000 đồng/lần/cơ sở. 

– Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:

  • Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/lần/CƠ SỞ; 
  • Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng/lần/CƠ SỞ.

– Thẩm định Cơ sở sản xuất thực phẩm. (trừ CƠ SỞ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe 3.000.000 đồng/lần/CƠ SỞ).

– Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) 22.500.000 đồng/lần/Cơ sở.

Theo đó, chi phí khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm của Zluat hiện nay còn tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Hãy LIÊN HỆ NGAY với Zluat để nhận BÁO GIÁ với CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT.

Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm của Zluat

Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm? Hãy liên hệ với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.

Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *