Đăng ký Giao dịch bảo đảm là gì?.

Trước xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi những quy định của pháp luật về Đăng ký giao dịch bảo đảm phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Có như vậy mới thu hút được nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam vì nguồn vốn của họ được đảm bảo an toàn theo pháp luật Việt Nam. Hệ thống đăng kí giao dịch bảo đảm tại nước ta được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2001 đến nay đã một phần đáp ứng được nhu cầu đó, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. Vậy pháp luật quy định đăng ký giao dịch bao đảm là gì, cùng theo dõi bài viết đưới đây của Zluat.

Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2015;

– Nghị định Số: 05/2012/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật;

– Nghị định Số: 21/2021/NĐ-CP Nghị định quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Khái niệm giao dịch bảo đảm.

Tại BLDS 2005 đã đưa ra khái niệm mang tính khái quát về GDBĐ, được quy định tại khoản 1 Điều 323 như sau: “GDBĐ là giao dịch dân sự do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định tại khoản 1 Điều 318 của Bộ luật này“. Trong khi đó, khoản 1 Điều 318 Bộ luật nêu trên quy định các biện pháp bảo đảm bao gồm: cầm cổ tài sản; thể chấp tài sản; đặt cọc; kỳ cược, ký quỹ; bảo lãnh; tín chấp. Như vậy, GDBĐ là các giao dịch được xác lập nhằm tạo ra những “phương thức bảo đảm” cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các giao dịch dân sự như hợp đồng vay và tử các căn cứ pháp lý khác như trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

Đến Bộ luật Dân sự 2015 hiện nay đã bỏ điều khoản về định nghĩa “giao dịch bảo đảm” và bổ sung thêm hai biện pháp bảo đảm mới, đó là “cầm giữ tài sản và “bảo lưu quyền sở hữu”. 

Cách tiếp cận mới này của Bộ luật Dân sự năm 2015 cho thấy sự tiệm cận gần hơn với thông lệ quốc tế về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của Bộ dẫn luật này. Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 đã xác định đối tượng của hoạt động đăng ký là “biện pháp bảo đảm, như vậy đã tiếp cận gần hơn với thiết chế đăng ký “quyền”, chứ không phải đăng ký hình thức ghi nhận và thể hiện thỏa thuận của các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (giao dịch bảo đảm) như Bộ luật Dân sự năm 2005.

Đặc điểm của giao dịch bảo đảm.

– Giao dịch bảo đảm được coi như một hợp đồng phụ bảo đảm cho các nghĩa vụ chính nhưng hiệu lực không phụ thuộc vào nghĩa vụ chính.

–  Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là tài sản.

Thứ nhất, bên nhận bảo đảm có quyền trực tiếp đối với một hoặc một số tài sản cụ thể của bên bảo đảm . Đó là quyền đeo đuổi và quyền ưu tiên. Do vậy hệ thống đăng kí giao dịch bảo đảm được xây dựng để thông tin cho người thứ ba về các quyền đối với tài sản bảo đảm, hỗ trợ bên nhận bảo đảm thực hiện quyền đeo đuổi và quyền ưu tiên một cách có hiệu quả và an toàn.

Thứ hai, quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm luôn hướng tới giá trị tiền tệ của tài sản đó. Do vậy bên nhận bảo đảm luôn có quyền được yêu cầu xử lý tài sản theo quy định của pháp luật hoặc theo thảo thuận để thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm.

Thứ ba, bên bảo đảm được thực thi quyền của mình đối với tài sản bảo đảm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật;

– Bên bảo đảm đã có quyền sở hữu với tài sản bảo đảm;

– Nghĩa vụ được bảo đảm đã được xác lập và chưa chấm dứt.

Như vậy, pháp luật qui định cho bên nhận bảo đảm luôn có quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm quyền của mình khi bị vi phạm. Vì đối tượng của nghĩa vụ là tài sản hoặc một công việc và khi vi phạm nghĩa vụ thực hiện công việc hoặc không thực hiện công việc về gây thiệt hại bằng tiền, nên đối tượng của nghĩa vụ luôn thể hiện trị giá bằng một số tiền.

Khái niệm đăng ký giao dịch bảo đảm?

Đăng ký Giao dịch bảo đảm là thủ tục pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm công khai tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm và là một trong những cách thức làm phát sinh hiệu lực pháp luật đối với người thứ ba. Việc đăng ký là điều kiện thế giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định. Thông tin về GDBĐ được cơ quan đăng ký có nhầm quyền cung cấp là chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm và là căn cứ để xác định thứ tự sau tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Đặc điểm của đăng ký giao dịch bảo đảm

– Đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Trình tự, thủ tục đăng kí GDBĐ giữa động sản và bất động sản là khác nhau theo quy định của pháp luật tuy nhiên mục tiêu chung của việc đăng kí là công khai hóa quyền của bên nhận bảo đảm tài sản đối với tài sản bảo đảm của bên nợ. Nội dung của đăng kí làm rõ ai là bên có quyền, ai là bên có nghĩa vụ và tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là gì.

– Đăng kí giao dịch bảo đảm là hoạt động dịch vụ công của nhà nước.

– Đăng kí giao dịch bảo đảm được thực hiện một cách bắt buộc hoặc tự nguyện theo quy định của pháp luật.

Đăng kí giao dịch bảo đảm nhằm mục địch gì?

– Đăng kí giao dịch bảo đảm nhằm công khai hóa các thông tin về tài sản bảo đảm, thông tin về hạn chế các quyền của bên bảo đảm.

– Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.

– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch bảo đảm.

– Góp phần thúc đẩy thị trường tài chính, tín dụng phát triển mạnh và bền vững.

Nguyên tắc đăng ký giao dịch bảo đảm là gì?

– Nguyên tắc thông báo.

Việc đăng kí được thực hiện trên cơ sở Đơn yêu cầu đăng ký, không kèm theo giấy tờ chứng minh quyền bảo đảm và chứng minh các nội dung kê khai trong đơn. Nhiệm vụ của cơ quan đăng ký là đăng ký đúng, đủ các nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký.

– Nguyên tắc ký xác minh hay còn gọi là nguyên tắc đăng ký kèm theo giấy tờ chứng minh quyền lợi bảo đảm.

Với nguyên tắc đăng ký xác minh, thì việc đăng ký được thực hiện trên cơ sở Đơn yêu cầu đăng ký và tùy từng trường hợp cụ thể còn kèm theo một số loại giấy tờ như giấy tờ sở hữu, hồ sơ kỹ thuật, hợp đồng cầm cố, thể chấp. Quy trình đăng ký theo nguyên tắc này đòi hỏi sự kiểm tra của cán bộ đăng ký đối với các hồ sơ đăng ký. Lợi thế khi áp dụng nguyên tắc đăng ký xác minh là các thông tin có tính xác thực cao, đáng tin cậy. Tuy nhiên, hạn chế của nó là tốn kém thời gian, chi phi liên quan đến việc đăng ký, bộ máy cơ quan đăng ký cồng kềnh.

Nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm

Nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm là các thông tin được ghi nhận nhằm công khai hóa cho công chúng. Việc những thông tin nào cần được ghi nhận phải căn cứ vào mục đích, ý nghĩa của hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm.

 Yêu cầu về thông tin khi đăng ký có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm. Bên cạnh đó, việc yêu cầu quả nhiều thông tin đăng ký còn có thể xâm phạm tới quyền tự do kinh doanh, ảnh hưởng tới bí mật thông tin của doanh nghiệp. Do đó, chỉ những thông tin nào thực sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu của hệ thống đăng ký thì mới buộc các bản phải kê khai.

Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm có thông báo cho các chủ nợ tiềm tàng về tinh trạng tài sản được dùng để bảo đảm của bên nợ, chủ yếu là các vật quyền đối với tài sản bảo đảm. Tuỳ thuộc vào nguyên tắc đăng ký thông báo đó có ý nghĩa cảnh báo hoặc có ý nghĩa xác thực. Do vậy, các thông tin cần thiết, đủ để thông báo cho các chủ nợ biết được tài sản đang được dùng để bảo đảm là đủ.

 Để bảo đảm mục tiêu thông báo về các với quyền đối với tài sản, những thông tin cần phải đăng ký bao gồm: thông an về bên bảo đảm, đông tin về bên nhận bảo đảm hoặc người có vật quyền đối với tài sản, mô tả tài sản. Như vậy, các thông tin về trái quyền cơ bản không nên và cũng không cần thiết phải đưa vào hệ thống đăng ký.ng không sản thiết phải được đưa vào hệ thống đăng ký.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư