Tờ khai đăng ký quyền tác giả mới nhất.

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất thì tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nên tiến hành đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Bạn muốn đăng ký quyền tác giả nhưng không biết cần những giấy tờ gì hay không biết đăng ký như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY cho số điện thoại 0906.719.947 để được LUẬT SƯ tư vấn MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ đăng ký quyền tác giả NHANH – TRỌN GÓI – GIÁ RẺ.

Căn cứ pháp lý

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022)

Quyền tác giả là gì?

Tại Việt Nam, khái niệm quyền tác giả cũng đã được biết đến trước năm 1945. Dưới chế độ dân chủ nhân dân thì quyền tác giả được coi trọng và là động lực thúc đẩy việc tạo ra những tác phẩm có giá trị phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực.

Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã xây dựng và dần hoàn thiện hơn để quy định đầy đủ hơn về lĩnh vực quyền tác giả. Chế định quyền tác giả được ghi nhận trong các văn bản thuộc hệ thống pháp luật như hiến pháp, bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ và các văn bản dưới luật có liên quan khác.

Tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 nêu ra định nghĩa về quyền tác giả như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Căn cứ vào những quy định của pháp luật về quyền tác giả thì quyền tác giả được hiểu theo hai phương diện:

– Về phương diện khách quan: Quyền tác giả là tổng hượp các quy phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm.

– Về phương diện chủ quan: Quyền tác giả là quyền dân sự cụ thể tức bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sỏ hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và quyền khởi kiện hay không khởi kiện khi quyền của mình bị xâm phạm.

Quyền tác giả còn được hiểu là quan hệ pháp luật dân sự. Đó là quan hệ xã hội giữa tác giả, giữa chủ sở hữu quyền tác giả đối với các chủ thể khác trong xã hội thông qua tác phẩm, dưới sự tác động của quy phạm pháp luật, quan hệ giữa các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác được xác định. Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức khách quan và được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, theo đó quan hệ về quyền tác giả được xác lập. Quan hệ pháp luật quyền về tác giả là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối với các chủ thể của quyền được xác định và các chủ thể khác còn lại trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó của các chủ thể mang quyền được xác định bao gồm 3 yếu tố:

  • Chủ thể của quyền tác gỉa là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả có những quyền nhất định đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi đã được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.
  •  Khách thể của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học do tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ.
  •  Nội dung quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả. Các quyền này phát sinh từ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.

Quyền sỡ hữu trí tuệ là quyền của chủ thể đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ của mình, bao gồm nhưng không giới hạn trong lĩnh vực sử dụng hay chuyển giao các sản phẩm đó, là quyền của tác giả đối với sản phẩm, là quyền liên quan hoặc sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, lĩnh vực này cũng hay diễn ra những tranh chấp, vì vậy, việc phát sinh nhu cầu bảo hộ quyền hợp pháp của các chủ thể là điều tất yếu . Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm.

Tóm lại, mặc dù hệ thống pháp luật giữa các quốc gia là khác nhau dẫn đến việc mỗi nơi lại có những định nghĩa riêng khác nhau về quyền tác giả, tuy nhiên, tựu chung lại quyền tác giả được biết đến như một loại quyền chính đáng hợp pháp của những người sáng tạo, những người tham gia vào hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học.

Đặc điểm của quyền tác giả

Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, do vậy, nó có đầy đủ các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả còn có những đặc điểm riêng biệt của nó, cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, quyền tác giả có đối tượng là những tác phẩm mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019: “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Tác phẩm là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định. Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi cá nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật đều có quyền tác giả đối với tác phẩm. Chỉ cần tác phẩm được tạo nên trực tiếp từ lao động trí tuệ của tác giả, không phải sao chép từ người khác, thì khi đó sẽ phát sinh quyền tác giả. Những nội dung thể hiện trong tác phẩm mà đi ngược lại với thuần phong mĩ tục, văn hoá dân tộc,…sẽ không được bảo hộ. Bản chất sản phẩm của lao động trí tuệ mang tính tích luỹ khá cao, không bị hao mòn như tài sản hữu hình. Tác phẩm sẽ được nhiều người biết đến, nếu có nội dung phong phú, đặc biệt, kết hợp bởi giá trị nghệ thuật, khoa học và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả.

  • Thứ hai, quyền tác giả tập trung bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm

Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm. Quyền tác giả chỉ được giới hạn trong phạm vi thể hiện cụ thể của tác phẩm. Điều đó có nghĩa là, quyền tác giả chỉ phát sinh đối với những tác phẩm có tồn tại và có thể cảm nhận được bằng nhiều cách. Quyền tác giả không bao gồm ý tưởng của tác giả thể hiện trong tác phẩm bởi không một ai có thể biết được một vấn đề đang nằm trong suy nghĩa của người khác nếu chúng không được thể hiện ra. Những ý tưởng, kể cả cách sắp xếp, trình bày đã có trong suy nghĩ của tác giả nhưng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không có căn cứ để công nhận và bảo hộ. Sự sáng tạo của tác giả không chỉ đem lại cho tác giả quyền mà còn nhằm chống lại sự sao chép và sử dụng trái phép.

Pháp luật về quyền tác giả không quy định về nội dung đối với tác phẩm được bảo hộ, trong khi quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung của đối tượng. Đối tượng sở hữu công nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Vì lẽ đó, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có cùng nội dung nhưng có sự sáng tạo trong hình thức thể hiện đều được pháp luật bảo vệ.

  • Thứ ba, quyền tác giả có cơ chế xác lập tự động

Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra bằng hoạt động lao động trí óc, tác giả được bảo hộ về mặt pháp lý và có các quyền của người sáng tạo. Do quyền tác giả phát sinh dựa trên hoạt động sáng tạo, nên nó được xác lập một cách mặc nhiên ngay khi tác phẩm được thể hiện dưới hình thức khách quan mà người khác có thể nhận biết được. Việc đăng ký quyền tác giả, dó đó, không phải là căn cứ phát sinh quyền tác giả, mà chỉ được xem là có giá trị chứng minh của chủ sỡ hữu quyền tác giả khi có tranh chấp, khiếu nại hay tố cáo.

  • Thứ tư, quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối

Đối với các tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nếu việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả như việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động,… thì không bị coi là hành vi xâm phạm quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.

Tóm lại, dựa vào những đặc điểm nêu trên, ta thấy rõ được bản chất của quyền tác giả cũng như dễ dàng phân biệt quyền tác giả với những nhóm quyền khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ không những được bảo hộ ở tại nước có công dân sáng tạo ra sản phẩm trí tiệ đó mà còn được bảo hộ ở các nước thành viên của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; các thành quả của lao động trí tuệ đều có nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người trong đời sống xã hội.

Quyền tác giả phát sinh khi nào? 

Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

“Điều 6 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ


1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. 

Như vậy quyền tác giả được xác lập tự động, không phụ thuộc vào bất kỳ thể thức, thủ tục nào. Hay nói cách khác, khi một tác phẩm đã được định hình dưới hình thức nhất định để người khác có thể nhận biết được thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đương nhiên sẽ có các quyền tác giả đối với tác phẩm đó và các quyền này được pháp luật ghi nhận, bảo hộ mà không cần phải thông qua việc đăng ký quyền tác giả.

Lưu ý rằng, mặc dù pháp luật quyền tác giả có quy định về việc đăng ký quyền tác giả nhưng việc đăng ký không phải là căn cứ để xác lập quyền tác giả mà chỉ là một thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chỉ có giá trị chứng cứ khi cần chứng minh quyền tác giả. Điều này hoàn toàn khác với “văn bằng bảo hộ” đối tượng SHCN có giá trị ghi nhận phạm vi, thời hạn bảo hộ quyền SHCN. Pháp luật quyền tác giả trên thế giới đều quy định về việc bảo hộ tự động đối với quyền tác giả nhưng việc bảo hộ chỉ phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đã được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định mà người khác có thể nhận biết và tiếp cận được tác phẩm. Việc bảo hộ không được đặt ra khi tác phẩm mới chỉ năm trong ý tưởng của nhà sáng tạo.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả

Thành phần hồ sơ

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả: Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;  
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Theo đó, các tài liệu trên phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Thẩm quyền cấp phép

Cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Cụ thể: Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Thời hạn cấp phép

Theo Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ, trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn.

Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả

Hiện nay, mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả được quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch.

MẪU SỐ 01

(Ban hành theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL

Ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hanh phúc

—————

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ

Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả

1. Người nộp tờ khai:

Họ và tên/Tên tổ chức: …………………………………………………………………………………..

Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền):

…………………………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: …………tháng………..năm………………………………………………………………..

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức): …………………………………………………………….

Ngày cấp: …………………………………………tại: …………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:…………………………………….Email……………………………………………..

Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả):        

2. Tác phẩm đăng ký:

Tên tác phẩm:………………………………………………………………………………………………

Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): ……………………………………………………….

Ngày hoàn thành tác phẩm:…………………………………………………………………………….

Công bố/chưa công bố:…………………………………………………………………………………

Ngày công bố:……………………………………………………………………………………………..

Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghì hình):……….

…………………………………………………………………………………………………………………

Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố…………………………………..Nước……………………………

Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm – nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):         

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

3. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:

Tên tác phẩm gốc:………………………………………………………………………………………..

Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):………………………………………………………………

Tác giả của tác phẩm gốc:……………………………. Quốc tịch:……………………………….

Chủ sở hữu tác phẩm gốc:……………………………………………………………………………..

(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ ” và nguồn thông tin:

……………………………………………………………………………………………………………….. )

4. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có):

Họ và tên:………………………………………………Quốc tịch…………………………………..

Bút danh:…………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày:………………..tháng…………….năm……………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu:……………………..

Ngày cấp:……………………………..tại:……………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại………………………………………….Email…………………………………………

5. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):

Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………Quốc tịch………………………………………

Sinh ngày:………………..tháng…………….năm……………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):…………………………………………………………………………………………….

Ngày cấp:……………………………..tại:……………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại………………………………………….Email…………………………………………

Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc, thừa kế…):  

6. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:

Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:…………………………………………….

Cấp ngày…………..tháng…………….năm…………………………………………………………..

Tên tác phẩm:………………………………………………………………………………………………

Loại hình:…………………………………………………………………………………………………….

Tác giả:………………….………………………..Quốc tịch…………………………………………

Chủ sở hữu:…………….………………………..Quốc tịch…………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):…………………………………………………………………………………………….

Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:………………………………………………………………….

Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

………., ngày…..tháng……năm………

Người nộp đơn

(họ và tên, ký, chức danh,

đóng dấu nếu là tổ chức)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *