Di sản kiến trúc Việt – Những cái riêng của bản sắc văn hoá dân tộc.

Khi nói đến những cái riêng do con người Việt Nam tạo ra trong bản sắc dân tộc, người ta thường nhắc đến “lòng yêu nước nồng nàn”, “cần cù lao động, có đầu óc sáng tạo” hay như phong tục thờ cúng tổ tiên… Song nhìn ra thế giới thì không chỉ riêng Việt Nam mới có lòng yêu nước, và không chỉ có ở Việt Nam mới có tinh thần lao động sáng tạo. Còn tục tờ cúng tổ tiên không chỉ có riêng ở nước ta mà các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,.., cũng có. Có lẽ những điều tốt đẹp trong văn hoá đó là mẫu số chung cho cả toàn nhân loại.

Di sản kiến trúc Việt – Những cái riêng của bản sắc văn hoá dân tộc
Di sản kiến trúc Việt – Những cái riêng của bản sắc văn hoá dân tộc

1. Di sản kiến trúc Việt 

Theo các chuyên gia, bản sắc truyền thống trong kiến trúc Việt Nam có một số đặc điểm, như: Sự khiêm tốn và đơn giản về khối hình; kiến trúc thường cân xứng, hướng nội nhưng hài hòa với khung cảnh thiên nhiên. Các công trình công cộng có phần thiên về chất hoành tráng và điêu khắc, nhưng trên nguyên tắc không quá đồ sộ, đối chọi hay lấn át thiên nhiên. Chú ý đến tính biểu tượng, ẩn dụ, sự hàm súc, ưa trang trí bằng chạm trổ và điêu khắc. Từ tổ chức không gian đến kết cấu chất liệu đơn giản, khúc chiết, cân bằng và hài hòa với đặc điểm sinh thái môi trường…

Nhìn lại thời gian qua, có thể thấy, bên cạnh mặt tích cực của xu thế kiến trúc hiện đại trong sự phát triển đi lên của đời sống xã hội, bức tranh kiến trúc nước nhà còn mang nhiều gam mầu kém tươi sáng. Ðó là sự hỗn loạn, pha tạp và biến dạng của kiến trúc đô thị, thể hiện ở tình trạng nhiều khi chỉ ngay trên một tuyến phố tồn tại đủ mọi kiến trúc Ðông – Tây, kim – cổ. Hệ lụy của quá trình xây dựng, phát triển giao thông, đô thị cũng dẫn đến sự lộn xộn, thiếu trật tự; điển hình như tại Hà Nội, những căn nhà siêu mỏng, siêu méo liên tục mọc lên sau mỗi dự án. Các khu đô thị mới và chung cư cao cấp bên cạnh mặt tích cực còn không ít bất ổn bởi tự phát trong kiến trúc; nặng về mục đích kinh doanh cho nên mật độ xây dựng cao, hệ số sử dụng đất quá lớn dẫn đến thiếu không gian công cộng và các công trình hạ tầng, xã hội. Nhiều công trình kiến trúc sai phép, ảnh hưởng nặng nề cảnh quan văn hóa lịch sử, thẩm mỹ của đô thị truyền thống… Ở nông thôn, cơn lốc đô thị hóa, xu thế công nghiệp hóa đã phá vỡ cấu trúc không gian, làm phai nhạt bản sắc kiến trúc nhiều làng quê truyền thống; cơ sở hạ tầng không được quy hoạch, cải tạo lại làm ảnh hưởng môi trường sinh hoạt, kìm hãm sản xuất. Không ít làng nghề, danh thắng, di tích lịch sử bị phá hủy, xâm hại nghiêm trọng…

Theo Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Tấn Vạn, nguyên nhân của tình trạng lộn xộn, bất cập trong kiến trúc nước nhà thời gian qua là bởi sự tự phát theo kiểu mạnh ai nấy làm và công tác quản lý quá lỏng lẻo. Bên cạnh đó, là tư duy kiến trúc còn lạc hậu, tiếp cận với các xu hướng tiên tiến còn hạn chế, chưa chú trọng các yếu tố khí hậu, văn hóa và không quan tâm nhiều đến kiến trúc xanh…

Thực tế nêu trên cho thấy, dự thảo Luật Kiến trúc cần thiết phải bổ sung quy định về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc và quy định liên quan đến bảo tồn, phát huy giá trị của bản sắc; nhằm hạn chế kiến trúc ngoại lai, gây phản cảm, phá vỡ cảnh quan lịch sử, không gian văn hóa, môi trường. Theo các đại biểu Quốc hội, cần bổ sung các quy định và làm rõ nội hàm của bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc theo hướng bao gồm các đặc điểm, tính chất tiêu biểu và đặc trưng tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, văn hóa – nghệ thuật; phong tục tập quán địa phương; kỹ thuật xây dựng và sử dụng vật liệu… Ðồng thời, quy định các địa phương có trách nhiệm cụ thể hóa các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong Quy chế quản lý kiến trúc để bảo đảm khả thi, phù hợp từng vùng, miền; bổ sung quy định về bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc vào các nội dung có liên quan như nguyên tắc hoạt động, yêu cầu quản lý kiến trúc… Một thực tế nữa lâu nay thường gây bức xúc dư luận, là nhiều công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nhưng chưa được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa đã và đang xuống cấp, bị xâm hại nghiêm trọng; việc tu bổ, phục hồi chưa phù hợp. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do cơ sở pháp lý chưa thật đầy đủ, rất cần dự thảo Luật bổ sung quy định cụ thể hơn nữa, bảo đảm phát huy hiệu quả mà không chồng chéo với các quy định của pháp luật liên quan.

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc sống xã hội và cơn lốc hiện đại hóa kiến trúc, việc loại bỏ những yếu tố pha tạp, phản cảm, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc không phải dễ dàng. Vì thế, xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động này không nên cứng nhắc mà cần linh hoạt, phù hợp thực tiễn; thúc đẩy được tính xã hội hóa và nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi địa phương, tổ chức, cá nhân. Như vậy, pháp luật mới thật sự là công cụ hiệu quả, góp phần xây dựng nền kiến trúc nước nhà hiện đại, giàu bản sắc.

Nằm giữa hai nên văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ vì vậy việc tiếp thu ảnh hưởng là một điều không thể tránh khỏi, do đó Nho giáo và Phật giáo trở thành một thành tố trong văn hoá Việt Nam cũng là một điều dễ hiểu. Ngoài ra trong hơn 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ, yếu tố văn Pháp đã ít nhiều ảnh hưởng đến văn hoá Việt.

2. Ảnh hưởng của những nền văn hoá

Những ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp rất lớn, thể hiện trên mọi mặt. Ngày nay chúng ta dễ dàng nhận thấy điều đó qua những toà Khổng miếu, văn miếu của Nho giáo, đền tháp Chăm…, những toà thành được triều đình nhà Nguyễn xây dựng hay như những công trình của người Pháp xây dựng (kiến trúc thuộc địa) tại các đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng. Theo năm tháng, những công trình kiến trúc loại này đã gia nhập vào quy hoạch kiến trúc chung của các đô thị, trở thành một loại kiến trúc riêng, không trộn lẫn với kiến trúc của người Việt trước đó và sau này. Chính những điều đó đã khẳng định rằng sự da dạng trong văn hoá là nét lớn trong bản sắc văn hoá Việt.

Bên cạnh những cái chung đó, chúng ta lại dễ dàng nhận ra những nét riêng về văn hoá Việt Nam do chính người Việt sáng tạo ra. Đối chiếu nét trang trí nóc điện Thái Hoà ở Huế và điện Thái Hoà ở Bắc Kinh, chúng ta nhận thấy rằng rồng là điểm nhấn chính cho trang trí trên nóc điện Thái Hoà ở Huế, còn trên nóc điện Thái Hoà ở Bắc Kinh hình tượng rồng đơn điệu và thay vào đó là những nhân vật nổi tiếng của Trung Quốc. Trong kết cấu của kiến trúc Trung Hoa là kiểu đấu củng (con sơn) thì kết cấu kiến trúc Việt là kẻ chuyền, chồng rường (miên Bắc) và vài chồng, vài luôn (miền Nam). Màu sắc trong trang trí cung điện Huế là sơn son thiếp vàng còn màu sắc trang trí chủ yếu trong kiến trúc Trung Hoa là màu xanh lam, xanh lá cây, xanh nhạt và màu trắng. Nhìn chung các kiến trúc của Nhật Bản và Hàn Quốc đều cổ đều sao nguyên lối kiến trúc của Trung Quốc ngay cả màu sắc trang trí.

Trong khi đó, kiến trúc cổ Việt Nam ngoài kiến trúc cung điện, lăng tẩm ở Huế có sơn son thiếp vàng, trên các cấu kiện kiến trúc. Còn các kiến trúc khác như đình, chùa, miếu, đền…thường chỉ sơn son thiếp vàng ở một số chỗ còn lại đều được trang trí bằng các mảnh chạm khắc trên gỗ, không tô màu. Đề tài chạm khắc chủ yếu là cảnh sinh hoạt, lao động sản xuất, tín ngưỡng địa phương của người Việt…những đề tài chỉ có riêng trên các điêu khắc kiến trúc cung đình.

Kiến trúc Việt gắn với sự phát triển của các chế độ chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi thời kỳ. Theo tài liệu ghi chép thời Bắc thuộc đã xuất hiện các cung điện thành quách, nhà cửa của quan lại cai trị, những ngôi chùa tháp tại các cơ sở Luy Lâu, Đại La. Đến thời Ngô, Đinh Tiền Lê, Lý và Trần chùa được coi trọng và xây cất khá nhiều, sang thời Lê Sơ mới bị cấm. Vào thời Mạc và Lê Trung Hưng mọc lên nhiều ngôi chùa to lớn, loại chùa trăm gian và chùa tiền phật – hậu thánh, tiền thần – hậu phật ra đời khá nhiều (chùa Bối Khê, Láng, Dâu…)

Bên cạnh chùa thì đình thờ Thành hoàng làng là một loại hình kiến trúc riêng của làng Việt. Vì là kiến trúc của làng nên quy mô tuỳ vào điều kiện của mỗi làng mà xây lớn hay bé. Gắn liền với đình là miễu (có nơi gọi là miếu), cặp đình – miễu là một nét riêng khác trong tín ngưỡng thờ thành hoàng làng của nước ta. Những ngôi đình chùa Việt ngoài những nét riêng về bố cục mặt bằng, hình dáng kiến trúc, bộ khung gỗ, đồ tự khí bên trong kiến trúc còn phải kể đến các điêu khắc trên kiến trúc mang phong cách của điêu khắc Việt. Con nghê trên nóc các trụ biểu đình, đền là một biểu tượng hoàn toàn khác với tứ linh của nghệ thuật Trung Hoa. Ngay hình tượng con rồng, hoa sen, sóng nước, cũng có những cách thể hiện khác với cách thể hiện của Trung Hoa.

3. Một vài loại hình kiến trúc khác

Ngoài những loại hình kiến trúc trên, phải nói tới loại hình kiến kiến trúc các toà thành cổ. Ở nước ta mỗi thời kỳ lại có những thành rất đặc trưng như: thành Cổ Loa ở những thời kỳ trước công nguyên đắp bằng đất, thành Nhà Hồ cuối thể kỷ thứ XIV thể hiện tài tài nghệ xây thành bằng đá rất riêng của Việt Nam với sự kết hợp hài hoà giữa kiến trúc và địa hình sông núi, thành Huế được xây dựng bằng gạch là một sự phối hợp giữa vòng thành ngoài theo kiểu vô băng (Vuaban).

Sự đa dạng trong của di sản kiến trúc Việt Nam thể hiện sự đa sắc của một đất nước đa dân tộc, và quá trình giao lưu tiếp biến trên dặm dài lịch sử. Trong đó những nét riêng, những sáng tạo của con người trên đất Việt Nam vẫn luôn được chú ý và bảo tồn. Tương truyền vua Minh Mệnh đã điều chỉnh thước thợ mộc của nước ta chênh với thước của Trung Quốc một phân để những công trình xây dựng của ta không giống với Trung Quốc. Ngày nay chúng ta đang chứng kiến thời kỳ bùng nổ của các công trình kiến trúc, bên cạnh những công trình vẫn mang dáng dấp và bản sắc riêng của mình thì cũng có không ít những công trình kiến trúc mới có sự pha tạp, điều đó sẽ dần làm mất đi những nét riêng trong kiến trúc của mình.

Không chỉ văn hoá mới cần bản sắc riêng, kiến trúc cũng cần phải có một bản sắc, vì hơn ai hết, kiến trúc là hình thức phản ánh văn hoá của một dân tộc chính xác nhất. Chính vì vậy việc bảo tồn bản sắc riêng trong kiến trúc không chỉ đơn thuần là gìn giữ cho nó, mà sâu xa hơn đó chính là gìn giữ bản sắc riêng cả một dân tộc.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *