Dịch vụ đại diện theo ủy quyền của khách hàng.

Khi kinh tế, xã hội càng phát triển, con người càng phải thực hiện nhiều công việc khác nhau để đáp ứng nhu cầu về đời sống của mình, mà hầu hết các nhu cầu trong đời sống của con người được đáp ứng thông qua các mối quan hệ với những người khác bởi bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau mà chính bản thân họ không thể tự mình thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc mong muốn, nên phải tìm kiếm đến sự trợ giúp của những người khác, là người hành động nhân danh mình và vì lợi ích của mình.

Ủy quyền không phải là một khái niệm luật định nhưng lại được dùng phổ biến trong các quy phạm pháp luật hiện hành. Theo đó, ủy quyền là việc giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Quan hệ ủy quyền thường là quan hệ giữa cá nhân với nhau mang tính chất tương trợ, giúp đỡ. Việc đại diện theo ủy quyền chỉ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ khi cả hai cùng ký kết văn bản, hợp đồng ủy quyền thực hiện công việc được giao, và việc thực hiện đó không nằm quá phạm vi đại diện.

Đại diện theo ủy quyền là một trong những vấn đề phổ biến về tư vấn pháp lý. Zluat, với tư cách là pháp nhân bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người, quyền công dân sẽ thực hiện tốt vai trò của mình, cung cấp dịch vụ đại diện theo ủy quyền của khách hàng với những nội dung tư vấn dưới đây.

1. Nội dung dịch vụ đại diện theo ủy quyền của khách hàng của Zluat

1.1 Căn cứ xác lập đại diện theo ủy quyền

– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

1.2 Phạm vi ủy quyền

– Tùy thuộc vào nội dung ủy quyền;

– Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo nội dung ủy quyền thì người đại diện thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Trong đại diện theo ủy quyền, một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người đại diện theo ủy quyền phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

1.3 Thời hạn ủy quyền

– Thời hạn đại diện theo ủy quyền được xác định theo văn bản ủy quyền.

– Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo văn bản ủy quyền thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

+ Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

+ Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

1.4 Các trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền

– Theo thỏa thuận;

– Thời hạn ủy quyền đã hết;

– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

– Người đại diện không còn đủ điều kiện ủy quyền;

– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

1.5 Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện theo ủy quyền

– Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

– Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

– Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

2. Quy định về hợp đồng ủy quyền trong dân sự

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền

a. Quyền của bên được ủy quyền

– Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

b. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

– Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

– Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

– Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

– Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.

2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

a. Quyền của bên ủy quyền

– Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

– Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

b. Nghĩa vụ của bên ủy quyền

– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.

– Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

– Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

2.3 Quy định về ủy quyền lại

– Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

+ Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

+ Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

– Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

–  Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

2.4 Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền

– Trường hợp ủy quyền có thù lao:

+ Bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại;

+ Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng;

+ Bên ủy quyền không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

+ Nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

– Trường hợp ủy quyền không có thù lao:

+ Bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

+ Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý.

2. Các phương thức liên lạc khi thực hiện dịch vụ đại diện theo ủy quyền tại Zluat

Phạm vi cung cấp dịch vụ tư vấn: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

Khi cần thực hiện dịch vụ, Quý Khách hàng có thể liên lạc với Zluat qua những phương thức sau:

– Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0906.719.947 để được Luật sư tư vấn qua điện thoại.

– Tư vấn qua thư điện tử (email): Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử lienhe.luatvn@gmail.com để được tư vấn, phản hồi qua thư điện tử.

– Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử lienhe.luatvn@gmail.com. Zluat sẽ soạn thảo văn bản, ký bởi luật sư phụ trách, đóng dấu Công ty Luật và gửi bản cứng đến địa chỉ của Quý Khách hàng. Quý Khách hàng có thể sử dụng văn bản tư vấn của Zluat trong quá trình làm việc với đối tác, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các bên liên quan.

– Tư vấn trực tiếp: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến số hotline: 0906.719.947 đặt lịch hẹn gặp Luật sư tại văn phòng để được tư vấn trực tiếp.

Zluat

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *