Dịch vụ làm báo cáo tài chính tại thành phố Hà Tiên – Zluat.

Dịch vụ làm báo cáo tài chính tại thành phố Hà Tiên được thực hiện như thế nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Zluat để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

1. Quy trình thực hiện dịch vụ làm báo cáo tài chính

Một bản báo cáo tài chính được xem là hoàn chỉnh khi nó cung cấp đầy đủ thông tin của một doanh nghiệp gồm:

  • Tài sản, nợ phải trả, vốn của chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác; chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; lãi, lỗ, phân chia kết quả kinh doanh và các luồng tiền
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính; trong bản thuyết minh này, cần có những thông tin chi tiết để giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp.
  • Cần phải có Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Vì vậy, trong quy trình lập báo cáo tài chính; việc đầu tiên bạn cần làm đó là nắm rõ những thông tin cần thiết; để có thể lập được một báo cáo hoàn chỉnh nhất.

  • Xử phạt khi không nộp báo cáo tài chính vào đúng hạn

(Làm giả báo cáo tài chính, không nộp thuyết minh báo cáo tài chính có bị phạt không, các hành vi bị xử phạt liên quan đến việc làm báo cáo tài chính)

Hoạt động nộp báo cáo tài chính là một hoạt động doanh nghiệp phải thực hiện và sẽ chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính vào đúng hạn hoặc làm giả báo cáo tài chính thì tùy từng trường hợp mà doanh nghiệp sẽ phải chịu những chế tài khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra các hành vi bị xử phạt liên quan đến việc làm báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành (chủ yếu tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP):

  • Đối với hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính
  • Lập báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung hoặc không đúng biểu mẫu theo quy định; Báo cáo tài chính không có chữ ký của người lập, kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
  • Lập không đầy đủ các báo cáo tài chính theo quy định; Áp dụng mẫu báo cáo tài chính khác với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán trừ trường hợp đã được Bộ Tài chính chấp thuận: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
  • Không lập báo cáo tài chính theo quy định; Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán; Lập và trình bày báo cáo tài chính không tuân thủ đúng chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
  • Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; Cố ý, thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  • Đối với hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính:
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định; Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định; Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính; Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định; Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính; Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
  • Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật; Cung cấp, công bố các báo cáo tài chính để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng .
  • Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Không công khai báo cáo tài chính theo quy định: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

2. Dịch vụ của công ty luật Zluat khi làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp

  1. Thu thập các hóa đơn, chứng từ, sổ sách của doanh nghiệp;
  2. Thu thập thông báo về chế độ, hình thức kế toán áp dụng, phương pháp khấu hao TSCĐ;
  3. Khảo sát tình hình thực tế, quy trình hoạt động của doanh nghiệp;
  4. Rà soát chứng từ, sổ sách kế toán, phân loại và sắp xếp chứng từ;
  5. Loại bỏ và điều chỉnh các chứng từ không phù hợp;
  6. Lập các bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, phí trả trước, phí chờ kết chuyển;
  7. Kiểm tra chi phí lương, BHYT, BHXH…;
  8. Tính và lập các bảng khấu hao TSCĐ;
  9. Toán kế toán trên phần mềm kế toán chuyên nghiệp;
  10. Bàn luận với doanh nghiệp các nội dung, nghiệp vụ có liên quan đến kết quả thực hiện;
  11. Kết chuyển, tổng hợp thông tin để lập sổ sách kế toán, kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính;
  12. Tư vấn cho doanh nghiệp các nội dung liên quan trong quá trình tổng hợp để lập báo cáo tài chính…
  13. In báo cáo tài chính, sổ sách kế toán theo quy định.

3. Những lợi ích của việc sử dụng dịch vụ báo cáo tài chính

Thứ nhất: tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, số lượng nghiệp vụ kinh tế ít, việc thuê dịch vụ báo cáo tài chính sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc doanh nghiệp thuê 1 kế toán cứng về làm báo cáo tài chính cho mình. Cụ thể, bảng giá dịch vụ làm báo cáo tài chính của Công ty luật Zluat được đề cập ở phần dưới.

Thứ hai: tăng độ chính xác, tin cậy cho báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Đội ngũ làm dịch vụ kế toán tại Công ty luật Zluat là những kế toán trưởng, những chuyên gia tài chính rất giỏi, họ có từ nhiều năm kinh nghiệm làm kế toán nên khi làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, chắc chắn báo cáo tài chính của doanh nghiệp bạn sẽ có độ chính xác, độ tin cậy cao, phù hợp với pháp luật Việt Nam.

4. Các công việc kế toán phải làm khi làm báo cáo tài chính cuối năm cho doanh nghiệp

Kết thúc năm tài chính, Công ty luật Zluat sẽ đến doanh nghiệp bạn để nhận toàn bộ chứng từ kế toán của cả năm tài chính từ 01/01 đến ngày 31/12.

Sau đó, kế toán sắp xếp các chứng từ kế toán theo trình tự và tiến hành xử lý, nhập liệu từng chứng từ và tư vấn cho doanh nghiệp cách hoàn thiện bộ hồ sơ, chứng từ để các chi phí của doanh nghiệp là hợp lý, không bị cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế loại ra.

Sau khi đã nhập liệu xong bộ chứng từ, Kế toán trưởng tại Công ty luật Zluat sẽ thực hiện các bút toán cuối kỳ và tiến hành tạo sổ sách, báo cáo tài chính cho doanh nghiệp.

Trước ngày 20/3, Công ty luật Zluat sẽ trả lại doanh nghiệp bạn toàn bộ bộ báo cáo tài chính đầy đủ (bao gồm cả các sổ tổng hợp và sổ chi tiết) để doanh nghiệp kiểm tra và nộp cho các cơ quan quản lý đúng thời hạn.

5. Dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm tại Công ty luật Zluat

Khi đến với những dịch vụ của Zluat, quý khách hàng sẽ được tư vấn nhiệt tình và đúng pháp luật, đầy đủ từ A đến Z với những lợi ích cơ bản như:

Tư vấn hoàn toàn miễn phí và nhiệt tình, đúng quy định pháp luật do đội ngũ luật sư trình độ cao và nhiều kinh nghiệm đích thân tư vấn

Luôn báo giá trọn gói tất cả các thủ tục 

Cam kết đúng quy định và luôn đảm bảo hỗ trợ tất cả các vấn đề pháp lý liên quan khác nếu khách hàng có nhu cầu

Quý khách hàng có thể liên lạc với Zluat để nhận tư vấn tốt nhất qua;

6. Một số câu hỏi thường gặp về dịch vụ làm báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính cuối năm gồm những gì ?

Trả lời: Theo quy định hiện hành thì quy định bộ báo cáo tài chính cuối năm cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Báo cáo tính hình tài chính
  • Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính
  • Bảng cân đối tài khoản

Thời hạn nộp báo cáo tài chính là bao lâu?

Trả lời: Thời gian để đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh phải nộp báo cáo tài chính hàng năm là kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, chậm nhất 30 ngày. Thời hạn nộp kế toán chậm nhất 90 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm với đơn vị kế toán khác.

Mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính cuối năm là bao nhiêu?

Trả lời: Thông thường, việc bạn chậm nộp báo cáo tài chính sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong việc nộp trễ, nộp sai báo cáo tài chính như sau:

“Điều 12. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính 

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: 
  2. a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định; 

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: 

  1. c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định; 

  1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: 
  2. a) Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 

…”

Như vậy, pháp luật quy định phạt tiền 

  • Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định nếu chậm nộp dưới 90 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chậm nộp trên 90 ngày 
  • Phạt tiền từ 40.000.000đ đến 50.000.000đ nếu không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính.

Câu hỏi 4: Tại sao doanh nghiệp công ty vừa và nhỏ nên thuê dịch vụ báo cáo tài chính?

Trả lời: Báo cáo tài chính cuối năm không những giúp doanh nghiệp có thể tổng kết kết quả kinh doanh một năm mà còn là cơ sở để đóng các khoản thuế vào nhà nước. … Việc lập báo cáo tài chính dựa trên cơ sở là không có sai sót trên các khía cạnh trọng yếu được quy định trong luật và chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Những địa chỉ có thẩm quyền nhận báo cáo tài chính là cơ quan nào?

Căn cứ Luật kế toán năm 2015 cơ quan có thẩm quyền nhận báo cáo tài chính bao gồm:

  • Cơ quan tài chính.
  • Cơ quan thuế.
  • Cơ quan thống kê.
  • Doanh nghiệp cấp trên.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Việc công khai báo cáo tài chính theo hình thức nào?

+ Phát hành ấn phẩm;

+Thông báo bằng văn bản;

+ Niêm yết;

+ Đăng tải trên trang thông tin điện tử;

+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Tại sao nên sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính của Zluat?

Khi sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính Zluat cam kết với khách hàng:

  • Giá trọn gói và không phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản và tư vấn miễn phí
  • Làm hộ khẩu đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ hướng dẫn khi sử dụng dịch vụ làm báo cáo tài chính của Zluat.

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của Zluat

Công ty Zluat cung cấp dịch vụ và tư vấn dịch vụ làm báo cáo tài chính với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Đó là một số lưu ý và các mức quy định khi làm báo cáo tài chính, ngoài ra còn cung cấp một số phí dịch vụ làm báo cáo tài chính, bảng giá làm báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp có thể tham khảo qua. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi Dịch vụ làm báo cáo tài chính tại thành phố Hà Tiên mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật Zluat để được hỗ trợ:

Hotline: 0906.719.947

Zalo: 0906.719.947

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Liên hệ Luật sư