Điều 157 Luật thi hành án dân sự.

Quá trình bảo vệ quyền, lợi ích của các nhân trong hoạt động tố tụng được thực hiện trong nhiều giai đoạn khác nhau. Việc giải quyết một vụ việc tại Tòa án tuy rất quan trọng nhưng đây mới chỉ là giai đoạn đầu là quá trình bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân. Trong giai đoạn này, tòa án chỉ làm các tình tiết của vụ việc và áp dụng các quy phạm pháp luật quyết định quyền và nghĩa vụ của các cá nhân. Quyền và nghĩa vụ của các cá nhân trong vụ án được tòa án, trọng tài, hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh quyết định muốn trở thành hiện thức thì phải thông qua thi hành án.

luatdansu 1463216881
Điều 157 Luật thi hành án dân sự

1. Thi hành án dân sự là gì?

Hiện nay, pháp luật không có định nghĩa về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 1 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014) có thể hiểu thi hành án dân sự là trình tự, thủ tục thi hành:
– Bản án, quyết định dân sự;
– Hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự;
– Phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Tòa án;
– Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản;
– Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành;
– Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại.

2. Hệ thống cơ quan thi hành án dân sự

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014), cơ quan thi hành án dân sự bao gồm:
– Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);
– Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);
– Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (cơ quan thi hành án cấp quân khu).

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự

3.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh

Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Quản lý, chỉ đạo về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm:
+ Bảo đảm việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án dân sự;
+ Chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện; hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự cho Chấp hành viên, công chức khác của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn;
+ Kiểm tra công tác thi hành án dân sự đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
+ Tổng kết thực tiễn thi hành án dân sự; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
– Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan Công an trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự tại địa phương theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
– Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện trách nhiệm, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
(Điều 14 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014)

3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án cấp quân khu

Cơ quan thi hành án cấp quân khu có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Tổng kết thực tiễn công tác thi hành án theo thẩm quyền; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.
– Phối hợp với các cơ quan chức năng của quân khu trong việc quản lý cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án cấp quân khu theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.
– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự; phối hợp với cơ quan thi hành án phạt tù trong quân đội trong việc lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm chấp hành hình phạt tù và đặc xá cho người có nghĩa vụ thi hành án dân sự đang chấp hành hình phạt tù.
– Giúp Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật Thi hành án dân sự 2008.
(Điều 15 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014)

3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện

Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
– Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
– Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.
– Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 Luật Thi hành án dân sự 2008.
– Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của pháp luật; báo cáo Tòa án về kết quả thi hành bản án, quyết định khi có yêu cầu.
(Điều 16 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi 2014)

4. Điều 157 Luật thi hành án dân sự

Điều 157. Thẩm quyền, thời hạn và thủ tục giải quyết tố cáo

1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

2. Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm giải quyết.

Trường hợp người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu thì Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giải quyết.

Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.

3. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

4. Thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *