Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra khi có những lý do và căn cứ theo quy định của pháp luật.Vậy Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự quy định như thế nào về Đình chỉ điều tra? Hãy cùng Zluat tìm hiểu bài viết dưới đây.
Khi nào thì đình chỉ điều tra vụ án?
Căn cứ theo khoản 1 điều 230 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định :
Điều 230. Đình chỉ điều tra
- Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
- a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
- b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
- Quyết định đình chỉ điều tra ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định, lý do và căn cứ đình chỉ điều tra, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trả lại tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), việc xử lý vật chứng và những vấn đề khác có liên quan.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra kèm theo hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố theo thời hạn, trình tự, thủ tục quy định tại Bộ luật này.
Căn cứ đình chỉ điều tra
Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong các trường hợp sau đây:
1 . Không có sự việc phạm tội;
- Hành vi không cấu thành tội phạm;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Tội phạm đã được đại xá;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố;
- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã có đơn yêu cầu khởi tố nhưng sau đó lại rút yêu cầu khởi tố, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án;
10.Người có ý định phạm tội nhưng đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội;
- Khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 BLHS 2015;
- Theo khoản 2 Điều 91, một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên;
- Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Đình chỉ điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2015
Đình chỉ điều tra là một trong hai hình thức kết thúc hoạt động điều tra khi có những lý do và căn cứ theo quy định của pháp luật.
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định các trường hợp Cơ quan Điều tra quyết định đình chỉ điều tra tại Khoản 1 Điều 230, cụ thể như sau:
“1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
- a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;
- b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”.
Theo quy định trên, trong quá trình điều tra vụ án Cơ quan Điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, là trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì khi người đã có yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố và việc rút yêu cầu này hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, cưỡng bức.
Thứ hai, Trường hợp quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự căn cứ kết quả quá trình điều tra xác định được vụ việc thuộc trường hợp không được khởi tố vụ án hình sự.
Thứ ba, Trường hợp quy định tại Điều 19 hoặc Điều 29 hoặc Khoản 2 Điều 91 Bộ luật Hình sự ( những trường hợp người phạm tội thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự).
Thứ tư, Đã hết thời hạn điều tra nhưng cơ quan điều tra không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.
Những quy định về đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra quy định tại Điềm a Khoản 1 Điều 230 cũng tương tự quy định về đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố quy định tại Khoản 1 Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Các quy định tại Khoản 1 Điều 230 phù hợp đối với trường hợp đình chỉ điều tra đối với bị can; tương tự như vậy trong giai đoạn truy tố thì vụ án nào cũng có bị can nên các quy định tại Điều 248 là phù hợp. Nhưng trong giai đoạn điều tra có một số vụ án chưa xác định được bị can nên các quy định như tại Khoản 1 Điều 230 là chưa phù hợp. Bởi đối với vụ án không có bị can thì Cơ quan Điều tra chỉ ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án mà không có quyết định đình chỉ điều tra bị can.
Hiện nay ở rất nhiều địa phương cũng đang có những vụ án tương tự, không chỉ là những vụ án vi phạm về pháo mà còn có các vụ án về xâm phạm sở hữu, xâm phạm sức khỏe, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự xã hội v.v.. mà pháp luật hình sự đã có sự thay đổi theo hướng tăng lên về mặt cấu thành tội phạm hoặc một số hành vi trước đây bị coi là tội phạm nhưng nay không bị coi là tội phạm nữa. Việc Cơ quan Điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra là đúng quy định của pháp luật, nhưng căn cứ để áp dụng cho quyết định đình chỉ điều tra theo Khoản 1 Điều 230 thì chưa có; như phần nêu ở trên Khoản 1 Điều 230 không quy định trường hợp đình chỉ điều tra vụ án do có sự thay đổi của chính sách pháp luật.
Trên đây, Zluat đã giúp bạn tìm hiểu về Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Công ty Zluat để được giải đáp nhé.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) phân chia nợ chung – tại Tân Hưng Tây, Phú Tân, Cà Mau
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Cấp Tiến, Sơn Dương, Tuyên Quang. Hồ sơ hiện nay, thanh toán Online, điền thông tin, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân hướng dẫn, giá chỉ khoảng 40,000 đồng.
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Hồng Bạch, Đông Hưng, Thái Bình. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 80,000 đồng.
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Vĩnh Khê, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Hồ sơ đang có hiệu lực, mua tại website, điền thông tin, nộp Toà án và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long hướng dẫn, giá khoảng 80,000 đồng.
- Trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) thoả thuận quyền nuôi con – tại Đông Hưng, An Minh, Kiên Giang