Thực tế cho thấy, nhiều cá nhân đã và đang lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để thông tin gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của người khác. Trong khi đó, danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Một bộ phận không nhỏ những người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín lại thiếu sự am hiểu về các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Qua bài viết dưới đây Zluat sẽ đưa ra những phân tích cụ thể về Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín để giúp mọi người có thể tự bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của mình nếu chẳng may có gặp sự xâm phạm trong thực tế.
Điều 34 Bộ luật dân sự 2015
1. Thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín?
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thuộc nhóm quyền liên quan đến giá trị của con người trong xã hội nói riêng và trong tổng thể các quyền nhân thân nói chung. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật Việt Nam không có quy định giải thích về các khái niệm về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Trong đời sống, các khái niệm này được hiểu như sau:– Danh dự là sự đánh giá của xã hội đối với một cá nhân về các mặt đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực của người đó. Danh dự của một con người được hình thành từ những hành động và cách cư xử của người đó, từ công lao và thành tích mà người đó có được.– Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất con người, là giá trị làm người của mỗi cá nhân.– Uy tín đối với cá nhân là giá trị về mặt đạo đức và tài năng được công nhận ở một cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn của mình tới mức mà mọi người trong một tổ chức, một dân tộc cảm phục tôn kính và tự nguyện nghe theo.Danh dự, nhân phẩm, uy tín là những giá trị nhân thân không trị giá được bằng tiền, tuy nhiên, xâm phạm đến những giá trị này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chủ thể bị xâm phạm.
2. Pháp luật về bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín?
Ngay từ rất sớm pháp luật Việt Nam đã đề cao vấn đề bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của con người- môt trong những quyền nhân thân cơ bản và vô cùng quan trọng. Đến nay, các văn bản pháp luật các điều chỉnh một cách chặt chẽ hơn. Cụ thể Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Như vậy mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý. Đến Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm đã được cụ thể hóa và bổ sung thêm. Chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích ở phần sau của bài viết. Hiện nay, pháp luật chưa có khái niệm cụ thể thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Tuy nhiên có thể hiểu xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác là hành vi dùng những lời lẽ khó nghe, mang tính sỉ nhục, thô bỉ, nhục mạ nhằm để hạ thấp, chà đạp giá trị của người khác. Đồng thời làm giảm uy tín, gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của đối phương. Tùy theo tính chất, mức độ của từng vụ việc có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.Khi có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà gây thiệt hại thì sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 592 Bộ luật dân sự 2015.Để biết thêm chi tiết mời các bạn tham khảo bài viết: Điều 592 Bộ luật dân sự 2015. Ngoài ra, Theo Khoản 3 Điều 16 của Luật An ninh mạng 2018 quy định những thông tin trên mạng có nội dung làm nhục vu khống bao gồm: các thông tin xúc phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Phân tích Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Ngay từ khoản 1 của Điều luật này, nhà làm luật đã nhấn mạnh Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng cũng là kim chỉ nam cho hoạt động bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Đồng thời toàn bộ điều luật cũng là sự cụ thể hóa nội dung Hiến pháp được dẫn chiếu ở trên. Các khoản tiếp theo tập trung chỉ ra cách thức để cá nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Theo đó, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của mình. Các thông tin xấu được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng phải bị gỡ bỏ, đồng thời cải chính. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ” quy định này đã làm giảm thiểu các hành vi vi phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân tràn lan, sự bổ sung cần thiết của Bộ luật dân sự 2015 đồng thời phần nào góp phần bảo vệ một cách xác đáng danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân.Về đối tượng được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín thì Bộ luật dân sự 2005 chưa quy định rõ về cá nhân đã chết, trong lúc đó trên thực tế Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã có quy định bảo vệ người đã chết. Tại khoản 2 Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: “Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.Các cá nhân đều có quyền được pháp luật bảo vệ danh sự, nhân phẩm, uy tín vậy nên những hành vi sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ, xúc phạm danh sự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt với nhiều hình thức khác nhau tùy vào từng trường hợp.Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. Thực tế, những tin đồn thường lan truyền rất nhanh chóng từ người này sang người khác, đặc biệt trong thời đại mạng xã hội phát triển như hiện nay, một thông tin thu hút trên facebook có thể được hàng trăm nghìn lượt chia sẻ và để truy tìm nơi phát tán thông tin đầu tiên không phải là chuyện dễ dàng. Trong những trường hợp này, vấn đề mà pháp luật Việt Nam ưu tiên quan tâm hàng đầu là danh dự của cá nhân chứ không phải là truy cứu trách nhiệm của kẻ có hành vi xấu. Khi có bản án, quyết định của Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng, danh dự của cá nhân sẽ được đảm bảo, cuộc sống thường ngày sẽ không bị ảnh hưởng.
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong số những quyền nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và vô cùng quan trọng của con người. Các cá nhân cần nhận thức rõ về hành vi của mình, có tinh thần pháp luật tốt nhằm tạo nếp sống văn minh và lành mạnh. Với phân tích Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 chúng tôi hy vọng rằng các bạn đã phần nào hiểu thêm được về các quy định của pháp luật và cách áp dụng chúng trên thực tế để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân và mọi người xung quanh. Nếu còn bất kì vướng mắc gì về nội dung này hoặc các vấn đề pháp lý khác bạn có thể phản hồi với Zluat chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn kịp thời.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Dịch vụ khởi kiện dân sự tại huyện Tân Phước.
- Dịch vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài thoả thuận quyền nuôi con nhanh tại Đoàn Xá, Kiến Thuỵ, Hải Phòng
- Hành vi xâm phạm quyền riêng tư trên youtube theo quy định.
- Luật sư ly hôn có yếu tố nước ngoài dành quyền nuôi con nhanh chóng tại Phường Thanh Lương, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) dành quyền nuôi con nhanh tại An Thọ, An Lão, Hải Phòng