Khi vi phạm nghĩa vụ mà gây ra thiệt hại thì có phải bồi thường thiệt hại không? Mức bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào đâu? Đây là những câu hỏi mà chúng tôi bắt gặp khá nhiều gần đây. Đề giúp quý bạn đọc hiểu thêm về nội dung này chúng tôi xin gửi đến bài viết với nội dung phân tích Điều 360 Bộ luật dân sự 2015 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.
Điều 360 Bộ luật dân sự 2015
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo điều 360 Bộ luật dân sự 2015
1.1. Cơ sở pháp lý:
Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
1.2. Khái niệm
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ là trách nhiệm dân sự phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của một bên, trong đó bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra cho bên kia. Trong đó vi phạm nghĩa vụ được hiểu là là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. (Khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015)
1.3 Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
- Giữa hai bên (bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại) có quan hệ quyền- nghĩa vụ hợp pháp trước đó
- Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần
- Mức bồi thường dựa vào sự thỏa thuận hoặc luật có quy định. Về cơ bản, quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ lợi ích của bên có quyền, do đó, bên có quyền có thể đồng ý hay không việc bồi thường đó. Pháp luật tôn trong tự do ý chí thỏa thuận của các bên, mà mọi giao dịch đều hình thành dựa trên thỏa thuận của các bên. Vì vậy, các bên có thể thỏa thuận bồi thường thấp hơn, hoặc cao hơn toàn bộ thiệt hại xảy ra và được pháp luật bảo vệ
- Nếu không có thỏa thuận hoặc luật không quy định thì áp dụng nguyên tắc bồi thường toàn bộ thiệt hại
- Bên bị vi phạm có lỗi thì bên vi phạm chỉ bồi thường thiệt hại tương ứng với tỉ lệ lỗi.
- Thực hiện xong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ không đương nhiên làm chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên.
1.4 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đầy đủ 3 điều kiện sau: Thứ nhất, Có hành vi vi phạm nghĩa vụ: Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý cho nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng với người có hành vi đó. Về nguyên tắc, một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì bị coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ. Vì nghĩa vụ đó là do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết nhưng đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và không phải bồi thường thiệt hại, đó là: Nghĩa vụ dân sự không thể thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền và nghĩa vụ dân sự không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng.Thứ hai, có thiệt hại xảy ra trên thực tế: Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người có nghĩa vụ phải bù đắp cho người có quyền những tổn thất mà mình đã gây ra do việc mình vi phạm nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, để xác định có thiệt hại xảy ra hay không, thiệt hại bao nhiêu là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng khi xem xét áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.Ba là, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Trong khoa học pháp lý dân sự, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra được hiểu là giữa chúng có mối liên hệ nội tại tất yếu. Hành vi vi phạm là nguyên nhân, thiệt hại xảy ra là kết quả. Chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại.
2. Ý nghĩa của chế định trách bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo Điều 360 Bộ luật dân sự 2015
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như một hình thức chế tài để áp dụng cho các hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ mà các bên đã cam kết, thỏa thuận. Khi lợi ích vật chất của một bên bị vi phạm, thì việc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại là biện pháp tốt nhất nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Khi luật đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của các bên.
3. Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại
Nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm của bên có quyền trong việc giảm thiểu thiệt hại vì thực tế có nhiều trường hợp dù có thể ngăn cản thiệt hại nhưng bên có quyền để mặc thiệt hại xảy ra vì theo nguyên tắc chung bên có nghĩa vụ gây thiệt hại thì phải bồi thường, Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định về Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại như sau: ‘Điều 362. Nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hạiBên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình” Nội dung chủ yếu của các điều luật trên là, trường hợp chủ thể trong hợp đồng bị thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng của chủ thể khác, thì bên bị vi phạm có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết và hợp lý để ngăn chặn thiệt hại xảy ra, hoặc để hạn chế thiệt hại cho mình, kể cả thiệt hại đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên bị vi phạm không áp dụng các biện pháp đó, thì khi đưa ra yêu cầu bồi thường đối với bên vi phạm hợp đồng, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ bên bị vi phạm có thể hạn chế được. Với phân tích Điều 360 Bộ luật dân sự 2015 trên đây chúng tôi hy vọng rằng các bạn đã phần nào hiểu thêm được về các quy định của pháp luật và cách áp dụng chúng trên thực tế để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân và mọi người xung quanh. Nếu còn bất kì vướng mắc gì về nội dung này hoặc các vấn đề pháp lý khác bạn có thể phản hồi với Zluat chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn kịp thời. Mỗi bài viết chúng tôi mong muốn đem đến những kiến thức pháp lý bổ ích trở thành hành trang trong cuộc sống của các bạn. Mong được đón nhận và ủng hộ nhiều hơn từ quý bạn đọc.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình Không có con chung nhanh chóng tại Phước Hiệp, Tuy Phước, Bình Định
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Lương Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 70,000 đồng.
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) Không chia tài sản trọn gói tại Mường Trai, Mường La, Sơn La
- Trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) thoả thuận quyền nuôi con trọn gói tại Thanh Sơn, Trà Cú, Trà Vinh
- Dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại huyện Chư Pưh.