Điều 6 Luật khiếu nại 2011  – Zluat.vn.

phap-luat-duoc-dinh-nghia-nhu-the-nao-dac-trung-cua-phap-luat-473164-1-1024x798.jpg

Luật khiếu nại 2011 quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức; tiếp công dân; quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại. Trong bài viết này, Zluat sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến luật khiếu nại. 


Phap Luat Duoc Dinh Nghia Nhu The Nao Dac Trung Cua Phap Luat 473164
Luật khiếu nại

Căn cứ pháp lý 

Hiến pháp năm 2013. 

Luật khiếu nại năm 2011. 

1. Tình trạng pháp lý. 

Số ký hiệu 02/2011/QH13 Ngày ban hành 11/11/2011
Loại văn bản Luật Ngày có hiệu lực 01/07/2012
Nguồn thu thập Công báo số 163+164, năm 2012 Ngày đăng công báo 19/02/2012
Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Phạm vi Toàn quốc
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

2. Nội dung Điều 6 Luật khiếu nại 2011. 

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại.
  2. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.
  3. Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.
  4. Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.
  5. Cố tình khiếu nại sai sự thật;
  6. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
  7. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
  8. Vi phạm quy chế tiếp công dân;
  9. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại. 

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và cũng là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp của công dân trong việc tham gia vào vấn đề quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính gây nên, công dân, cơ quan, tổ chức hoàn toàn có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ra quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó xem xét, điều chỉnh lại theo thủ tục khiếu nại. Mặc dù là quyền của công dân nhưng pháp luật cũng có liệt kê những trường hợp bị cấm trong quá trình khiếu nại nhằm đảm bảo triệt để, nghiêm minh thủ tục khiếu nại theo quy định của pháp luật. Cụ thể những hành vi sau đây sẽ bị cấm: 

Theo Điều 6 Luật Khiếu nại, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại là:

  • Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe dọa, trả thù, trù dập người khiếu nại.
  • Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật.
  • Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định.
  • Bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.
  • Cố tình khiếu nại sai sự thật;
  • Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
  • Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
  • Vi phạm quy chế tiếp công dân;
  • Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Bên cạnh đó pháp luật về khiếu nại cũng quy định những khiếu nại sẽ không được thụ lý giải quyết. Công dân cần phải hết sức chú ý những trường hợp sau đây không được khiếu nại để tránh mất thời gian, công sức tiến hành thủ tục khiếu nại của mình. Cụ thể: 

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công cụ

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới 

– Quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do chính phủ quy định 

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại

– Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp 

– Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại 

– Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại 

– Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng 

– Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai 

– Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại 

– Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án. 

Như vậy nếu như việc khiếu nại thuộc vào một trong những hành vi bị cấm và đối tượng khiếu nại thuộc vào một trong những đối tượng không được thụ lý giải quyết nêu trên thì người dân không thể tiến hành thủ tục khiếu nại được

4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại. 

Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã và Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp thuộc về:

– Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); – Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).

(Điều 17 Luật Khiếu nại 2011)

Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện

– Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

– Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

(Điều 18 Luật Khiếu nại 2011)

Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương

Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

(Điều 19 Luật Khiếu nại 2011)

Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương

– Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;

– Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

(Điều 20 Luật Khiếu nại 2011)

Thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh

– Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

– Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

– Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

(Điều 21 Luật Khiếu nại 2011)

Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ

Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

(Điều 22 Luật Khiếu nại 2011)

Thẩm quyền của Bộ trưởng

– Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

– Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

– Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

– Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

(Điều 23 Luật Khiếu nại 2011)

Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ

– Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

– Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

(Điều 24 Luật Khiếu nại 2011)

Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp

– Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.

– Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.

(Điều 25 Luật Khiếu nại 2011)

Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ

– Lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp.

– Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Khiếu nại 2011.

– Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh.

(Điều 26 Luật Khiếu nại 2011)

5. Quyết định khiếu nại có hiệu lực pháp luật. 

Theo Điều 44 Luật Khiếu nại 2011 quy định về quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật như sau:

– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

– Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.

– Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

– Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.

6. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. 

Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật theo Điều 46 Luật Khiếu nại 2011 như sau:

– Người giải quyết khiếu nại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp cần thiết, yêu cầu cơ quan chức năng có biện pháp để bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; 

Tổ chức thi hành hoặc chủ trì, phối hợp với tổ chức, cơ quan hữu quan thực hiện biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; kiến nghị cơ quan, tổ chức khác giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có).

– Khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan có trách nhiệm sau đây:

+ Cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm;

+ Chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết công nhận quyết định hành chính, hành vi hành chính đó đúng pháp luật;

+ Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

– Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;

Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.

7. Chủ thể có trách nhiệm thực hiện quyết định khiếu nại có hiệu lực pháp luật. 

Điều 45 Luật khiếu nại quy định những người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại đó là:

– Người giải quyết khiếu nại;

– Người khiếu nại;

– Người bị khiếu nại;

– Người có quyền, nghĩa vụ liên quan;

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trên đây là nội dung bài viết của Zluat về “Điều 6 Luật khiếu nại năm 2011”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải. 

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang