Thi hành án dân sự bao gồm các hoạt động như cấp, chuyển giao bản bản án, quyết định dân sự; giả thích bản bản án, quyết định dân sự, tự thi hành án của người phải thi hành án; gửi đơn yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án; ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tổ chức cưỡng chế thi hành án… Luật th hành án dân sự hiện hành có 183 điều. Vậy Điều 73 Luật thi hành án dân sự quy định về vấn đề gì? Hãy cùng Zluat tìm hiểu bài viết dưới đây.
Điều 73 Luật thi hành án dân sự
Điều 73. Chi phí cưỡng chế thi hành án
- Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
- a) Chi phí thông báo về cưỡng chế thi hành án;
- b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án;
- c) Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản; chi phí định giá lại tài sản, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
- d) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án;
đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ;
- e) Tiền bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án.
- Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a)[54] Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá;
- b) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
- Ngân sách nhà nước trả chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:
- a) Định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá;
b)[55] Chi phí xác minh điều kiện thi hành án;
- c) Chi phí cần thiết khác theo quy định của Chính phủ;
- d) Trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.
- Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay. Chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
- Các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án được thanh toán theo mức chi thực tế, hợp lý do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự duyệt theo đề xuất của Chấp hành viên.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nơi tổ chức việc thi hành án thực hiện xét miễn, giảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án.
- Chi phí cưỡng chế thi hành án do đương sự nộp hoặc được khấu trừ vào tiền thu được, tiền bán đấu giá tài sản kê biên, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ. Sau khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng trước đó.
- Chính phủ quy định mức bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế thi hành án; thủ tục thu, nộp, miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự?
Trên cơ sở quy định của pháp luật Thi hành án dân sự thì chi phí cưỡng chế thi hành án ở đây được xác định là là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả. Bên cạnh đó có quy định tại Thông tư số 200/2016/TT-BTC ngày 9/11/2016, chi phí cưỡng chế thi hành án được quy định với từng chủ thể như sau:
Thứ nhất, Người phải thi hành án phải nộp các chi phí cưỡng chế thi hành án sau:
+ Chi phí thông báo về cưỡng chế trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo chí), chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế Thi hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác).
+ Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu; thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.
+ Chi phí cho việc định giá, định giá lại tài sản, giám định tài sản, bán đấu giá tài sản như chi phí thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản, chi phí liên quan đến việc định giá trong trường hợp chấp hành viên thực hiện việc xác định giá tài sản theo quy định tại khoản 3 Điêu 98 Luật thi hành án dân sự; chi bồi dưỡng cho các thành viên họp xác định giá, xác định giá lại tài sản; chi giám định tài sản; chi phí bán đấu giá tài sản (Phí đấu giá tài sản, phí tham gia đấu giá tài sản được quy định tại Thông tư của Bộ tài chính số 335/2016/TT-BTC ngày 27/12/2016).
+ Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, quy định về chi phi phí cưỡng chế thi hành án cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới, kê biên, xử lí tài sản,…. Như vậy, theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì người phải thi hành án phải chịu mọi chi phí về việc cưỡng chế thi hành án. Cơ quan thi hành án có thể xét miễn hoặc giảm chi phí cưỡng chế thi hành án đối với từng trường hợp cụ thể.
Thứ hai, Người thứ ba trong thi hành án phải nộp các chi phí cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp sau đây:
+ Người thứ ba đang quản lí tài sản không tự nguyện giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá mà bị cưỡng chế thi hành án thì phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 17 Nghị định số 62/2015/ND-CP ngay 18/7/2015;
+ Người thứ ba là tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015.
Thứ ba, Chi phí cưỡng chế thi hành án dần sự do ngần sách nhà nước bảo đảm:
Trên cơ sở quy định tại Điều 7 Thông tư sổ 200/2016/ TT-BTC ngày 09/11/2016 có quy định về việc tiền chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp theo như quy định trên thì ngoài người được thi hành án, người phải thi hành án và người thứ ba phải chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án thì ngân sách nhà nước sẽ bảo đảm một số chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự trong từng trường hợp cụ thể:
– Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng thì pháp luật có quy định đối với đương sự được xét miễn chi phí cưỡng chế thi hành án còn lại nếu đã thi hành được ít nhất 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp.
– Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài thì pháp luật có quy định đối với trường hợp này, mức được xét giảm là 50% số tiền chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp. Trường hợp người làm đơn không được miễn hoặc giảm phí thi hành án thì cơ quan thu phí thi hành án phải có thông báo cho đương sự biết và nêu rõ lí do của việc không được miễn hoặc giảm phí thi hành án.
Ai là người phải chịu cưỡng chế thi hành án dân sự?
Cũng theo như quy định tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định rất rõ ràng về chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được nêu ở mục trên. Bên cạnh việc quy định về chi phí thì trong Điều luật này cũng có quy định về đối tượng phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự, hay nói các khác là những đối tượng phải nộp chi phí cưỡng chế thi hành án dan sự vào Ngân sách nhà nước qua có quan có thẩm quyền đó là người được thi hành án, người phải thi hành án.
Bên cạnh, quy định của pháp luật này về vấn đề buộc người được thi hành án, người phải thi hành án phải chịu các chi phí cưỡng chế thi hành án. Trên cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án dân sự còn quy định một số chi phí cưỡng chế thi hành án do ngân sách nhà nước trả như:
– Chi phí định giá lại tài sản khi có vi phạm quy định về định giá,
– Chi phí xác minh điều kiện thi hành án trong trường hợp chủ động thi hành án,
– Các chi phí cần thiết khác như chi phí họp bàn cưỡng chế do chấp hành viên tổ chức hợp với các cơ quan liên quan trước khi cưỡng chế, chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án…
Không những thế mà pháp luật này còn có quy định về người có lỗi trong việc vi phạm thủ tục về định giá tài sản, trong việc ra quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế sai quy định có trách nhiệm bồi hoàn khoản tiền đó cho ngân sách nhà nước. Vậy một câu hỏi đặt ra ở đây là khi chưa xác định được con số chính xác của chi phí cưỡng chế thì số tiền để thực hiện chi chí này được lấy từ đâu? Theo như quy định thì Chấp hành viên dự trù chi phí cưỡng chế và thông báo cho người phải thi hành án biết ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày cưỡng chế đã được ấn định, trừ trường hợp cần thiết phải cưỡng chế ngay. Do đó, có quy định rằng chi phí cưỡng chế thi hành án được tạm ứng từ ngân sách nhà nước.
Trên đây, Zluat đã giúp bạn tìm hiểu về Điều 73 Luật Thi hành án dân sự. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Zluat để được giải đáp nhé.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Phước Thuận, Tuy Phước, Bình Định. Kinh nghiệm đơn giản, tòa nhận đơn, điền vào, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, đơn giản 90,000 đồng.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng tại Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con trọn gói tại Phương Phú, Phụng Hiệp, Hậu Giang
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Chân Sơn, Yên Sơn, Tuyên Quang. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 60,000 đồng.
- Công ty TNHH Đầu tư Y khoa Sài Gòn bị tước giấy phép hoạt động 3 tháng – Aluat.vn.