Với tính cách là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, thể hiện bản chất dân chủ của một nhà nước, Quốc hội luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các quy định pháp luật, mà trước hết là Hiến pháp, về thể chế chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng. Việc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam năm 1992 lần mới đây nhất (năm 2013) tất yếu kéo theo những thay đổi đáng kể đối với chế định Quốc hội. Hãy cùng Zluat tìm hiểu Điều 74 Hiến pháp 2013 qua bài viết dưới đây!
1. Vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội
Vị trí của Quốc hội trong bộ máy nhà nướcTrong bộ máy nhà nước, Quốc hội có vị trí quan trọng đặc biệt. Hiến pháp năm 1946, tại Điều 22 đã xác định “Nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Tại Hiến pháp năm 1959, Điều 43 chỉ thay từ “Nghị viện” bằng từ Quốc hội và vẫn giữ nguyên nội dung như Điều 22 Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp năm 1980 (sau khi thống nhất đất nước) và Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng với tinh thần đó nhưng được thể hiện rõ ràng, đầy đủ hơn. Điều 83 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2013 (sau đây gọi là Hiến pháp sửa đổi 2013) tiếp tục khẳng định vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như bốn bảnHiến pháp trước, song về mức độ đã được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tiễn, nội dung được thể hiện cô đọng và gọn hơn. Điều 69 Hiến pháp năm 2013 xác định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.Tính chất của Quốc hộiVề tính chất, ngay từ Hiến pháp năm 1946, Điều 1 đã nói rõ: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Đến Hiến pháp năm 1959 tính chất trên tiếp tục được khẳng định tại Điều 4 “Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều thuộc về nhân dân”. Hiến pháp năm 1980 khẳng định lại một lần nữa tại Điều 6: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân”. Đến Hiến pháp năm 1992, tính chất này đã được khẳng định rõ ràng, mạnh mẽ và khúc chiết hơn tại Điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định tính chất này và nhấn mạnh: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ…”.Với vị trí và tính chất như trên, Quốc hội đóng vai trò chủ quyền Nhà nước và chủ quyền nhân dân. Mọi quyền lực nhà nước được tập trung vào Quốc hội. Mọi công việc trọng đại của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc đều do Quốc hội quyết định.Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hộiĐến Hiến pháp sửa đổi 2013, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội được quy định toàn diện, đầy đủ hơn so với các Hiến pháp trước đó.Quốc hội thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp, nhưng để bảo đảm cho hoạt động này có hiệu quả, pháp luật đã quy định quy trình các bước, các công đoạn cụ thể phải tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Về hoạt động giám sát, Quốc hội có quyền giám sát các hoạt động của Nhà nước về việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Các chủ thể có quyền giám sát gồm Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; những vấn đề quốc kế dân sinh, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế hoặc tham gia theo đề nghị của Chủ tịch nước. Quốc hội có vai trò đặc biệt trong việc xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương, bầu hoặc phê chuẩn các chức vụ cấp cao trong bộ máy nhà nước ở Trung ương.Hình thức và kỹ thuật lập hiếnỞ Hiến pháp năm 1992, Quốc hội thuộc chế định thứ sáu, theo thứ tự là chương VI (từ Điều 83 đến Điều 100). Đến Hiến pháp năm 2013, Quốc hội thuộc chế định thứ năm, được xếp ở chương V (từ Điều 69 đến Điều 85).
2, Chế định về Quốc hội trong Hiến pháp 2013
Vị trí, tính chất của Quốc hội trong bộ máy nhà nước (Điều 69)Liên quan đến vị trí, tính chất của Quốc hội trong bộ máy nhà nước, một nội dung thay đổi cơ bản là: trước đây, Hiến pháp quy định: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp”, nay được quy định lại: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp…”.Việc thay đổi từ “cơ quan duy nhất có quyền” thành cơ quan “thực hiện quyền lập hiến, lập pháp”, trước hết là sự thay đổi về chất. Nếu nói “duy nhất có quyền”, thì thực tế có người hiểu là “độc quyền” và đặt vấn đề: với 500 đại biểu Quốc hội đại diện cho toàn dân (tám, chín chục triệu người trong cả nước), liệu duy nhất một mình Quốc hội có thể xây dựng được “đạo luật gốc” và các đạo luật khác thật sự có chất lượng không? Trên thực tế, Hiến pháp cũng như các đạo luật khác, nếu được nhiều người, nhiều cơ quan, tổ chức, đoàn thể và cá nhân trên các giác độ khác nhau, với góc nhìn khác nhau,đóng góp các ý kiến đa chiều, nhiều phía và được tập hợp, chắt lọc lại như một lăng kính hội tụ, thì chắc chắn chất lượng sẽ cao hơn nhiều. Đó cũng chính là cách thức chúng ta đã và đang tiến hành hiện nay.Thứ hai là sự thay đổi về phạm vi, mức độ này nhằm thể hiện đúng với thực tiễn đang diễn ra. Một đạo luật từ lúc “tạo hình” cho đến khi “ra lò”, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì phải trải qua sáu công đoạn lớn: đưa vào Chương trình xây dựng luật (1); soạn thảo luật (2) ; thẩm tra dự án luật (3); Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến (4); thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý, thông qua (5); công bố luật (6). Quốc hội tham gia và chịu trách nhiệm tất cả. Nhưng thao tác trực tiếp, chủ yếu ở 3 công đoạn quan trọng giữa là (3), (4) và (5). Tuy nhiên trong ba công đoạn đó, các chủ thể trình dự án luật, đặc biệt là Chính phủ (nơi có khoảng 90% các dự án luật được trình ra Quốc hội), đều đã phải tham gia tận lực.Cũng cần phải nói thêm rằng, trước khi trình Quốc hội, Ban soạn thảo đã phải lấy ý kiến các đối tượng được luật điều chỉnh và đối tượng được áp dụng hoặc toàn thể nhân dân (tùy theo từng đạo luật); để phục vụ công tác thẩm tra thì cơ quan thẩm tra cũng thu thập ý kiến tương tự qua các đợt khảo sát, các cuộc giám sát. Như vậy trên thực tế đâu có phải “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp”, cho đến nay rất nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức, đơn vị và cá nhân (từ người dân đến các nhà khoa học) đều tham gia, thậm chí tham gia ngay từ đầu. Bởi vậy việc quy định lại theo mức độ là hợp tình, hợp lý, đúng với thực tế khách quan.Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội (Điều 70)Điều này quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội thể hiện trong mười lăm khoản. Về nội dung có những thay đổi quan trọng, bao gồm:Khoản 1, Quốc hội không còn nhiệm vụ, quyền hạn “quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh”. Vấn đề này có thể được hiểu là, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ xây dựng luật, pháp lệnh theo yêu cầu của đời sống kinh tế – xã hội phù hợp với thực tiễn đặt ra cho từng năm và từng thời đoạn.Khoản 2, , liên quan đến thẩm quyền giám sát tối cao và thẩm quyền xét báo cáo công tác của các cơ quan nhà nước, nội dung quy định tại điều khoản này không có nhiều thay đổi lớn, ngoài việc đã bổ sung thêm hai chủ thể thuộc trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội là “ Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác do Quốc hội thành lập” bên cạnh các cơ quan “Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Sở dĩ có sự thay đổi này là do Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung ở chương X hai thiết chế hiến định độc lập (hai cơ quan) là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước. Mặt khác, trong tương lai, khi thật sự cần thiết, có thể Quốc hội sẽ thành lập thêm các cơ quan độc lập khác. Vì các cơ quan này thuộc thẩm quyền thành lập của Quốc hội nên phải đưa vào nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.Cũng phải nói thêm rằng, việc hiến định các cơ quan độc lập nói trên là góp phần làm rõ hơn chủ quyền nhân dân, làm rõ hơn cơ chế phân công, phối hợp trong việc kiểm soát quyền lực và hoàn thiện bộ máy nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Khoản 3 được quy định lại như sau: “Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”. Việc thay từ “kế hoạch” bằng cả cụm từ “mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản” là hợp lý và cần thiết, đúng với tầm nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Cần lưu ý từ cơ bản, nó là “thừa số chung” của mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ chứ không phải chỉ là nhiệm vụ cơ bản. Quốc hội chỉ quyết định những vấn đề cơ bản, then chốt, có tính chất “xương sống” của kế hoạch thay vì quyết định toàn bộ kế hoạch như hiện nay. Trong một kế hoạch có rất nhiều điều mục, số liệu định lượng, mục tiêu định tính cùng các giải pháp thực hiện; Quốc hội không làm thay công việc cụ thể, chi tiết của cơ quan hành pháp. Chính phủ sẽ quyết định cụ thể và báo cáo trước Quốc hội. Bởi vậy quy định như trên là đúng mức.Khoản 4 có hai vấn đề mới cần quan tâm:Một là, Quốc hội quyết định nguyên tắc phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Đây là nội dung đã được thể hiện trong Chương III Luật Ngân sách nhà nước hiện hành và được thực hiện qua nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ và đã trở thành nền nếp. Ngân sách nhà nước là vấn đề cực kỳ quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước thì không thể không quyết định vấn đề cơ bản của ngân sách là phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương và địa phương. Tuy nhiên, Quốc hội không quyết định cụ thể các chỉ tiêu phân chia mà chỉ quyết định các nguyên tắc phân chia để định hướng cho việc phân chia cụ thể. Bởi vậy Hiến pháp điều chỉnh quyền quyết định nguyên tắc phân chia các khoản thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và địa phương, đồng thời giao nhiệm vụ này cho Quốc hội là cần thiết và đúng với nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.Hai là, Quốc hội quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ. Đây là nhiệm vụ, quyền hạn rất mới. Có thể đặt vấn đề, vì sao Quốc hội phải quyết định mức giới hạn các loại nợ trên? Lấy nợ công làm ví dụ để lý giải điều này: Nợ công của Việt Nam năm 2001 mới 11,5 tỷ USD, tương đương 36% GDP; đến năm 2010 nợ công đã tăng lên 55,2 tỷ USD, tương đương 53,3% GDP. Như vậy trong 10 năm quy mô nợ công gần gấp 5 lần, tốc độ tăng nợ công 15% mỗi năm; nếu tiếp tục với tốc độ này thì chỉ 5 năm nữa, đến năm 2016 nợ công của Việt Nam sẽ vượt quá 100% GDP như 2 nước thành viên EU vừa mới lâm vào khủng hoảng là Hy Lạp (133,6%) và Ai Len (129,2). Nợ công đạt trên 100% là con số không nhỏ đối với một nền kinh tế đang phát triển và quy mô nhỏ phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thô và công nghiệp nhẹ như Việt Nam[1]. Do đó Quốc hội phải quyết định mức giới hạn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ là quy định mới đúng đắn, cần thiết[2] Khoản 7 có 2 vấn đề quan trọng:Một là, tách việc bỏ phiếu tín nhiệm thành một nhiệm vụ và quyền hạn độc lập, sẽ nói ở khoản 8 dưới đây. Hai là, chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm hoặc bị cách chức, vì ở Chương VI về chế định Chủ tịch nước, tại khoản 3 Điều 88 đã bổ sung nhiệm vụ, thẩm quyền của Chủ tịch nước là: bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác để phù hợp với cải cách tư pháp.Do đó Quốc hội phải phê chuẩn trước.Khoản 8 thêm nhiệm vụ, quyền hạn thứ tám cho Quốc hội: “Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn”. Bỏphiếu tín nhiệm là một việc được bổ sung vào nhiệm vụ, quyền hạn thứ bảy (cũ) trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2001. Bổ sung đó là một tiến bộ trong việc giám sát, kiểm soát quyền lực. Nay việc này càng trở nên cấp bách, không thể không đẩy mạnh việc thực thi. Vì thế Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Nghị quyết số 35/QH12/ ngày 21 tháng 11 năm 2012 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Hiến pháp lần này từ “một chi tiết” đã nâng lên thành “một nhiệm vụ, quyền hạn” ngang hàng với các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Quốc hội. Việc quy định “bỏ phiếu tín nhiệm” là một nhiệm vụ, quyền hạn “độc lập” với các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Quốc hội là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại (khi cả nước đang quyết liệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI- Một số nhiêm vụ cấp bách về công tác xây dựng Đảng hiện nay). Nhiệm vụ này sẽ góp phần thúc đẩy người giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước thực thi nhiệm vụ kịp thời hơn, mang tính thúc đẩy hơn và “răn đe” mạnh mẽ hơn; do đó cũng đáp ứng tốt hơn lòng mong đợi của cử tri.Khoản 14 có liên quan đến thẩm quyền của Chủ tịch nước (tại khoản 6, Điều 93) trong việc quyết định đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn điều ước quốc tế hoặc quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế theo thẩm quyền do Quốc hội quy định(tại khoản 14 Điều 70).Việc sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước không thuộc phạm vi chuyên đề này, nhưng có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Riêng khoản 6, Điều 93 về cơ bản là phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp.Trước đây quy định Quốc hội “…phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước”. Nay trên cơ sở khoản 6, Điều 93, khoản 14 mới, Điều 75 được quy định lại là: Quốc hội “… phê chuẩn,quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội”.Quy định mới này là hoàn toàn cần thiết vì hai lý do cơ bản sau đây:Một là, trước đây, những vấn đề lớn, đại sự như chiến tranh và hòa bình, như chủ quyền quốc gia, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân chưa được đề cập cụ thể trong Điều 84 Hiến pháp 1992. Nay trong điều kiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã chỉ rõ “bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc”, thậm chí là biến đổi khôn lường, thì những điều ước quốc tế (trực tiếp hoặc có liên quan) về những vấn đề trọng đại đó không thể không do Quốc hội xem xét để phê chuẩn hay không phê chuẩn. Bởi vậy, đây là nhiệm vụ, quyền hạn rất xác đáng của Quốc hội. Hai là, sau năm 1992, nước ta đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế như ASEAN, ASEM, APEC, WTO nhiều tổ chức của Liên hiệp quốc như UNDP, UNFPA, UNESCO… Sắp tới, chắc chắn nước ta còn tham gia những tổ chức quốc tế khác. Việc Quốc hội xem xét có nên tham gia tổ chức này hay tổ chức khác với tư cách gì cũng là cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Mặt khác chúng ta cũng đã tuyên bố: Việt Nam “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế” (Văn kiện Đại hội XI của Đảng, trang 234). Bởi vậy, Quốc hội xem xét phê chuẩn là đúng tầm nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội (như đã phê chuẩn Việt Nam gia nhập WTO năm 2007).Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội (Điều 74)Ủy ban thường vụ Quốc hội có mười ba nhiệm vụ, quyền hạn,về nội dung có một số điểm mới như sau:Trước hết Ủy ban thường vụ Quốc hội không còn nhiệm vụ “Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội”, vì nhiệm vụ này đã được chuyển cho Hội đồng bầu cử quốc gia (một thiết chế độc lập mới).So với Điều 91 Hiến pháp 1992 thì khoản 5 được tách thành hai khoản mới. Đoạn đầu thuộc công tác giám sát, được quy định thành nhiệm vụ, quyền hạn thứ ba (khoản 3): “Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập”. Đoạn hai được quy định thành khoản 4 mới của Điều 74 Hiến pháp 2013, đó là quyền đình chỉ việc thi hành và trình Quốc hội bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội đối với các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.Và trực tiếp bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Hai việc trên có nội hàm khác nhau (giám sát và xử lý hậu giám sát), quy trình vận hành công việc của hai việc đó cũng khác nhau nên rất cần thiết phải được bóc tách quy định lại cho rành mạch.Một nhiệm vụ-quyền hạn hoàn toàn mới là: “Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” (khoản 8). Việc này trước đây thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Qua thực thi cho thấy có ít nhất hai tình huống không hợp lý. Thứ nhất, cùng là thành lập, chia tách, sáp nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính mà một phần viêc này (đơn vị hành chính cấp tỉnh) do cơ quan lập pháp (Quốc hội) thực hiện, phần còn lại (đơn vị hành chính cấp huyện) do cơ quan hành pháp (Chính phủ) tiến hành. Thứ hai là, do bất hợp lý nói trên mà có những việc cụ thể rất khó giải quyết. Điều chỉnh địa giới hành chínhcủa một huyện thuộc một tỉnh, nhưng huyện đó lại giáp với tỉnh khác (tức là vừa điều chỉnh địa giới hành chính huyện, đồng thời phải điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, nếu Chính phủ làm thì vướng về địa giới hành chính tỉnh, nếu Quốc hội làm thì lại trùng dẫm lên việc của Chính phủ là điều chỉnh địa giới hành chính huyện). Chính vì vậy, thẩm quyền này phải quy về một mối.Tuy nhiên có sự phân cấp: Quốc hội xử lý công việc đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, còn Ủy ban thường vụ Quốc hội xử lý các đơn vị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và báo cáo với Quốc hội. Sửa đổi này là cần thiết và chặt chẽ.Một nhiệm vụ, quyền hạn có thể nói là “mới nay, cũ xưa”, đó là khoản 12, Ủy ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn “Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hiến pháp 2013 quy định nhiệm vụ này chính là kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980. Vì vị trí của đại sứ là đại diện đặc mệnh toàn quyền của nước ta (mang tính quốc gia) ở nước ngoài nên Ủy ban thường vụ Quốc hội phải phê chuẩn để Chủ tịch nước bổ nhiệm, cử hoặc triệu hồi đại sứ là hợp lý, đúng đắn, đồng thời cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội (các Điều 75, 76, 77 và 78)Có một số việc đến bây giờ đã trở thành “tất yếu” như các quy định: Hội đồng dân tộc, các Ủy ban có một số thành viên hoạt động chuyên trách, hoặc Chủ tịch Hội đồng dân tộc được tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội… là tất yếu nên không cần thiết ghi trong Hiến pháp và đã được bãi bỏ.Từ tính chất hoạt động của Quốc hội và yêu cầu công tác cán bộ, Hiến pháp 2013 quy định về các cơ quan của Quốc hội có sự đổi mới theo sự phân cấp quản lý cán bộ. Quốc hội chỉ bầu Chủ tịch Hội đồng dân tộc và Chủ nhiệm các Ủy ban; còn Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban và các Ủy viên Hội đồng,Ủy viên Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Theo chúng tôi, phân cấp như thế là hợp lý, tương đồng với công tác quản lý cán bộ của Đảng (Bộ trưởng và tương đương thì do Bộ Chính trị quản lý, Thứ trưởng và tương đương thì do Ban Bí thư Quản lý), song cũng phải tính đến thực tế quy trình tiến hành công việc này, ai giới thiệu Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc và các Ủy viên của Hội đồng cũng như Phó Chủ nhiệm các Ủy ban và các Ủy viên Ủy ban (trước đây do Ủy ban thường vụ Quốc hội giới thiệu). Sau này, khi xây dựng Luật tổ chức Quốc hội (mới), thiết nghĩ rất cần thiết phải cụ thể hóa quy trình thực hiện quy định này.Xuất phát từ kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội (theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003), một thiết chế mới được chính thức quy định trong Hiến pháp năm 2013 , đó là Ủy ban lâm thời của Quốc hội. Từ Quốc hội khóa XI đến nay có khá nhiều vấn đề mà Quốc hội phải thành lập các Đoàn giám sát (thực chất là Ủy ban lâm thời) để xử lý. Phần lớn các vụ việc đó là các vụ án oan, sai hoặc các vấn đề kinh tế có sai sót nghiêm trọng. Vì vậy Hiến pháp năm 2013 có hẳn một điều quy định về Ủy ban lâm thời, đó là Điều 78, nội dung như sau: “Khi cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra một vấn đề nhất định”.Đại biểu Quốc hội (các Điều 79, 80, 81 và 82)Nhìn chung, nội dung về đại biểu Quốc hội không có gì thay đổi lớn, chỉ có một sửa đổi ở khoản 1 Điều 82, theo đó, quy định mới “Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu” được thay cho quy định cũ: “Đại biểu Quốc hội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu”. Quy định mới nhằm đề cao hơn nữa trách nhiệm của đại biểu và khẳng định rằng, dù là đại biểu chuyên trách hay đại biểu kiêm nhiệm thì dứt khoát cũng phải làm tròn nhiệm vụ của mình. Cũng tại khoản 1 Điều 82 có một quy định mới, đại biểu Quốc hội “có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội”. Trước đây, khi chưa có quy định này, đã xảy ra tình trạng: người được cơ cấu làm thành viên thì không muốn được cơ cấu, người không được cơ cấu thì lại muốn. Vì vậy việc ổn định tổ chức để đi vào hoạt động có phần phức tạp và tiêu tốn nhiều thời gian. Nay quy định “mở” như trên vừa phù hợp với nguyện vọng của đại biểu, vừa nhanh chóng ổn định tổ chức các cơ quan của Quốc hội.Kỹ thuật lập hiếnTrừ Điều 81, còn lại các điều có nhiều nội dung đều được cấu tạo thành các khoản cho dứt khoát và mạch lạc hơn (quy định cũ không có điều nào chia thành khoản).Nói tóm lại, chế định về Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 tiếp tục được khẳng định về mô hình tổ chức và bản chất của nó trong tổng thể hệ thống chính trị đã được xác định tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI của Đảng, kế thừa tinh hoa của các bản Hiến pháp trước và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngoài. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội được quy định đầy đủ, chặt chẽ và hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến đầu những năm 30 của thế kỷ này.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm cho Quán cơm bình dân.
- Thực hiện trọn gói ly hôn Đồng thuận chia tài sản chung và nợ chung – tại Bình Giang, Thăng Bình, Quảng Nam
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) không tranh chấp quyền nuôi con nhanh tại Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Hoàng Diệu, Gia Lộc, Hải Dương. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 80,000 đồng.
- Dịch vụ mở đại lý thực phẩm chay tại Huyện Phú Vang.