Thi hành án dân sự bao gồm các hoạt động như cấp, chuyển giao bản bản án, quyết định dân sự; giả thích bản bản án, quyết định dân sự, tự thi hành án của người phải thi hành án; gửi đơn yêu cầu thi hành án; ra quyết định thi hành án; ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án; ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, tổ chức cưỡng chế thi hành án… Luật th hành án dân sự hiện hành có 183 điều. Vậy Điều 93 Luật thi hành án dân sự quy định về vấn đề gì? Hãy cùng Zluat tìm hiểu bài viết dưới đây.
Điều 93 Luật thi hành án dân sự
Điều 93. Kê biên đồ vật bị khóa, đóng gói
Khi kê biên đồ vật đang bị khoá hoặc đóng gói thì Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý đồ vật mở khoá, mở gói; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên tự mình hoặc có thể thuê cá nhân, tổ chức khác mở khóa, phá khóa hoặc mở gói, trong trường hợp này phải có người làm chứng. Người phải thi hành án phải chịu thiệt hại do việc mở khóa, phá khóa, mở gói.
Trường hợp cần thiết, sau khi mở khóa, phá khóa, mở gói, Chấp hành viên niêm phong đồ vật và giao bảo quản theo quy định tại Điều 58 của Luật này.
Việc mở khóa, phá khóa, mở gói hoặc niêm phong phải lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia và người làm chứng.
Về điều kiện áp dụng
Theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự thì tiền, tài sản của người phải thi hành án (thuộc loại tài sản được kê biên xử lý) đang do người thứ ba nắm giữ thì Chấp hành viên căn cứ khoản 3 Điều 71 và Điều 91 Luật Thi hành án dân sự và Điều 23 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP (nay là Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020) để thực hiện các bước như đã nêu trên. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể điều kiện, thời điểm để áp dụng biện pháp này như: Đối với tiền thì khi có căn cứ xác định người thứ ba đang nắm giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải thực hiện ngay việc yêu cầu nộp tiền đó cho cơ quan thi hành án dân sự, kể cả việc người phải thi hành án đang có điều kiện thi hành án khác. Còn đối với tài sản phải đăng ký, quyền sở hữu, sử dụng thì chỉ xử lý khi người phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc không đủ để thi hành án. Do đó, có quan điểm cho rằng Chấp hành viên chỉ kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba nắm giữ trong trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản nào khác để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án.
Ví dụ 1: Bản án thứ nhất tuyên bà A phải thi hành cho ông B số tiền 500.000.000 đồng và lãi chậm thi hành án do cơ quan thi hành án Quận N, tỉnh M tổ chức thi hành. Quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án của A thì được biết A không có điều kiện để thi hành án. Ông B cung cấp bà A đang được thi hành án của ông C 200.000.000 đồng nhưng bà A chưa làm đơn yêu cầu thi hành án. Trường hợp này, do bà A không còn tài sản nào để bảo đảm nghĩa vụ thi hành án nên Chấp hành viên phải tiến hành xác minh thông tin của ông B cung cấp, làm việc với ông C để yêu cầu ông C thực hiện nghĩa vụ thi hành cho bà A số tiền 200.000.000 đồng, trường hợp ông C không tự nguyện thì Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án của ông C để thi hành cho bà A.
Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng khi phát hiện người thứ ba đang nắm giữ tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp yêu cầu người thứ ba giao nộp, kê biên xử lý theo quy định. Nhưng việc áp dụng này có thể dẫn đến khiếu nại, tố cáo của người thứ ba vì cho rằng người phải thi hành án đang có điều kiện thi hành nhưng cơ quan thi hành án lại xử lý tài sản của người thứ ba là chưa phù hợp với thực tế, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Ví dụ 2: Cũng như ví dụ nêu trên, nhưng trong trường hợp này bà A có điều kiện thi hành án là đất và nhà cấp 4 (nơi bà A đang cư trú). Tuy nhiên, do bà A đang được thi hành là tiền từ bản án khác nên phải được ưu tiên xử lý để bảo đảm nhà ở duy nhất là tài sản xử lý cuối cùng. Tuy nhiên, trường hợp này bản án giữa bà A và ông C chưa được cơ quan THADS thụ lý giải quyết nên ông C chống đối không thực hiện các yêu cầu của cơ quan THADS vì ông cho rằng bà A còn có tài sản là nhà đất đang ở nhưng cơ quan THADS không xử lý.
Như vậy, đây cũng là một trong những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng quy định pháp luật của Chấp hành viên, cần có quy định cụ thể về điều kiện áp dụng quy định xử lý tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba nắm giữ để có cơ chế bảo vệ Chấp hành viên khi thực hiện nhiệm vụ.
Thủ tục thực hiện việc kê biên tài sản:
Căn cứ theo quy định của pháp luật thì việc thực hiện kê biên tài sản cần tuân thủ các nguyên tắc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự được nêu trên.
Trước khi thực hiện việc kê biên tài sản là bất động sản thì trong ít nhất là ba ngày làm việc, Chấp hành viên phải thực hiện việc thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
Đối với trường hợp khi đương sự vắng mặt thì có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp đã được thông báo hợp lệ mà đương sự hoặc người được ủy quyền vắng mặt thì Chấp hành viên vẫn phải tiếp tục tiến hành việc kê biên, nhưng cần phải mời người làm chứng và ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên. Trong trường hợp chấp hành viên không mời được người làm chứng thì Chấp hành viên vẫn tiến hành việc kê biên nhưng phải ghi rõ vào nội dung biên bản kê biên.
Khi kê biên đồ vật, nhà ở, công trình kiến trúc nếu vắng mặt người phải thi hành án hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó mà phải mở khóa, phá khóa, mở gói thì Chấp hành viên thực hiện theo quy định tại Điều 93 của Luật này.
Việc kê biên tài sản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.
Biên bản kê biên có chữ ký của đương sự hoặc người được ủy quyền, người làm chứng, đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, Chấp hành viên và người lập biên bản.
Trên đây, Zluat đã giúp bạn tìm hiểu về Điều 93 Luật Thi hành án dân sự. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có câu hỏi thắc mắc xin vui lòng liên hệ website của Zluat để được giải đáp nhé
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Dịch vụ trọn gói ly hôn với người nước ngoài tranh chấp nợ chung nhanh chóng tại Cẩm Yên, Thạch Thất, Hà Nội
- Luật sư – Dịch vụ trích lục bản án ly hôn tại Huyện Hàm Tân.
- Thủ tục trọn gói ly hôn với người nước ngoài phân chia khoản nợ chung nhanh tại Phường Long Thạnh, Tân Châu, An Giang
- Dịch vụ trọn gói ly hôn Đồng thuận (Thuận tình) phân chia nợ chung nhanh chóng tại Nam Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình phân chia khoản nợ chung – tại M’Đrắk, M’Đrắk, Đắk Lắk