Điều kiện để được bổ nhiệm Thanh tra viên là gì?.

Tam-ngung-kinh-doanh-co-bi-thanh-tra-thue-1.png

Hiện nay, để đảm bảo các cơ quan, ban ngành đoàn thể thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình và tuân thủ các quy định của pháp luật và đưa ra các kiến nghị khắc phục những sơ hở, yếu kém, đề xuất những biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà thanh tra được xác định là một nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước bên cạnh đó còn được xác định là giai đoạn cuối cùng trong chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước. Do đó, trong quá trình quản lý nhà nước phải có thanh tra và thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước. Bởi vì thanh tra được thực hiện nhằm giảm thiểu các tình trạng về quan liêu, tham ô, tham nhũng, không những thế mà thanh tra còn giúp việc đưa các quy định của pháp luật vào trong thực tế, tránh việc quy định của pháp luật xa rời với thực tế và không thê áp dụng được. Để việc thanh tra được thực hiện thì cần phải có một đội ngũ thanh tra có đầy đủ các tiêu chuẩn khi trở thành thanh tra và tham gia vào hoạt động thanh tra.Trong bài viết dưới đây, Công ty Zluat xin gửi tới quý khách hàng thông tin về Điều kiện để được bổ nhiệm Thanh tra viên là gì?. Mời khách hàng cùng theo dõi.


Tam Ngung Kinh Doanh Co Bi Thanh Tra Thue (1)

1. Thanh tra viên là gì?

Trước tiên thì thanh tra viên được xác định là bộ phận công chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước. Bên cạnh đó theo như quy định tại Điều 32 Luật thanh tra 2010 cũng có quy định về khái niệm thanh tra viên là: “Thanh tra viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước, thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước”.

Thanh tra viên được giao chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô và tính chất phức tạp trung bình; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà theo như quy định tại điều 32 có quy định về thanh tra viên có các nhiệm vụ:

– Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

– Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

– Lập biên bản, viết báo cáo kết quả thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết;

– Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;

– Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 và Điều 54 Luật Thanh tra;

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.

Như vậy, nghĩa vụ của thanh tra viên trong hoạt động hoạt đồng thanh tra và quản lý nhà nước theo như quy định của pháp luật hiện hành thì ngày càng có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển ở nước ta hiện nay, trong đó có các cơ quan thanh tra. Bên cạnh đó, nhiệm vụ được nêu ở trên đối với việc áp dụng vào thực tế trong hoạt động thanh tra của thành tra viên còn nhằm mục đích điều tra ra những sơ hở, thiếu sót, yếu kém trong công tác quản lý và phát hiện những nội dung về quản lý nhà nước còn chưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, từ những kết quả điều tra đó sẽ đưa ra các biện pháp sửa đổi, bổ sung và khắc phục kịp thời có ý nghĩa tích cực trong việc củng cố trật tự, kỷ cương và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước.

2. Tiêu chuẩn trở thành Thanh tra viên:

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì tiêu chuẩn các ngạch thanh tra phải phù hợp với tiêu chuẩn chung của các ngạch công chức. Đối với mỗi ngạch thanh tra viên gắn với mức độ chức trách sẽ xác định được các yêu cầu về nhiệm vụ của ngạch, độ khó và phức tạp của nhiệm vụ tăng dần theo từng ngạch và có những đặc thù riêng của công chức thanh tra, thể hiện được các yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ phù hợp với nội dung và mục đích của hoạt động thanh tra.

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang giữ ngạch chuyên viên Phòng Tư pháp cho đến nay đã hơn 15 năm, nhưng nay nếu tôi chuyển qua ngành Thanh tra huyện. Tôi đã hội tụ và bằng cấp, chứng chỉ đầy đủ thì có được công nhận là Thanh tra viên không ?

Luật sư tư vấn:

Khoản 1 Điều 31 Luật thanh tra 2010 quy định: Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra.

Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên quy định tại Điều 32 Luật thanh tra 2010 như sau:

– Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;

– Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;

– Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;

– Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.

Khi tiến hành thanh tra, thanh tra viên phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao, thanh tra viên còn phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan quản lí trực tiếp về nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên có hành vi vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bổi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Đối với từng ngạch thanh tra lại có những tiêu chuẩn và điều kiện riêng được quy định tại Nghị định 97/2011/NĐ-CP.

Điều 6 khoản 3. Năng lực:

a) Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;

b) Nắm được nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;

c) Am hiểu tình hình kinh tế – xã hội;

d) Nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao;

đ) Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý ở cấp cơ sở.

Điều 5 Nghị định  97/2011/NĐ-CP quy định Thanh tra viên có các ngạch từ thấp đến cao như sau:

– Thanh tra viên;

– Thanh tra viên chính;

– Thanh tra viên cao cấp.

Thanh tra viên là công chức phải có các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra và các tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể tại các điều 6, 7 và 8 của Nghị định  97/2011/NĐ-CP.

Thanh tra viên là sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân phải có các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra và Điều 9 của Nghị định  97/2011/NĐ-CP.

Theo thông tin bạn cung câp, bạn đang giữ ngạch chuyên viên Phòng Tư pháp cho đến nay đã hơn 15 năm, hiện tại muốn qua ngành Thanh tra. Do đó, bạn phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra và các tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể tại các điều 6, 7 và 8 của Nghị định  97/2011/NĐ-CP. Cụ thể, nếu bạn muốn được công nhận là Thanh tra viên phải đáp ứng điều kiện về tiêu chuẩn nghiệp vụ về năng lực, trình độ, thâm niên công tác theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 6 Nghị định  97/2011/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên

3. Năng lực:

a) Am hiểu chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;

b) Nắm được nguyên tắc, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội;

c) Am hiểu tình hình kinh tế – xã hội;

d) Nắm được quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao;

đ) Có khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động quản lý ở cấp cơ sở.”

Như vậy, tương ứng với độ khó về chức trách, nhiệm vụ đó mà định ra các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác cho phù hợp, đảm bảo thực thi có hiệu quả chức trách, nhiệm vụ của ngạch. Bên cạnh đó thì tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên theo như quy định của pháp luật hiện hành đã phải giải quyết một cách khoa học hợp lý giữa các yếu tố đảm bảo có thể lượng hóa và gắn với chỉ số đánh giá về tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên một cách cụ thể nhất.

Quý khách hàng có thể sẽ quan tâm: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 số 48/2010/QH12

Có thể bạn quan tâm: Thông tư 10/2017 hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang