1. Tư vấn pháp luật là gì? Mục đích của tư vấn luật
Tư vấn pháp luật là một trong những thuật ngữ được sử dụng khá là nhiều trong những năm gần đây, bởi có lẽ do cuộc sống người dân ngày càng cải thiện và theo đó họ có tìm hiểu về pháp luật và nhu cầu tìm hiểu pháp luật theo đó cũng tăng. Vậy thì tư vấn pháp luật được hiểu là gì? Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tư vấn pháp luật là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý.
Hoạt động tư vấn pháp luật thì đều nhằm thực hiện một mục đích nào đó. Vậy đó là gì? Mục đích của hoạt động tư vấn pháp luật đó là nang cao hiểu biết của người dân về quyền và nghĩa vụ của mình, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Bên cạnh đó thì hoạt động tư vấn pháp luật góp phần tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật, giảm bớt thời gian khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đồng thời tăng cường đoàn kết cộng đồng. Đưa ra những kiến nghị, đề xuất kịp thời hoàn chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật trên cơ sở thông qua hoạt động tư vấn pháp luật đồng thời nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân.
Khi tiến hành tư vấn pháp luật thì chúng ta sẽ tìm ra được những điểm còn hạn chế của pháp luật bên cạnh đó có thể giúp đỡ những đối tượng đang chưa biết được quyền lợi của họ đi đến đâu. Thông qua đó có thể củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật vào cơ quan bảo vệ pháp luật.
2. Đặc điểm của tư vấn pháp luật
Tư vấn pháp luật có những đặc điểm cơ bản như sau:
– Một đặc điểm đầu tiên có thể kể đến đó là hoạt động tư vấn pháp luật là một loại hình dịch vụ pháp lý. Các đối tượng trợ giúp pháp lý thường nhằm mục đích thu lợi nhuận hoặc là không có thu lợi . Khi có nhu cầu cần tháo gỡ những vướng mắc pháp lý thì người dân đã đặt niềm tin và tìm đến các tổ chức trợ giúp pháp lý như trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước, trung tâm tư vấn pháp luật, văn phòng luật sư…
– Đặc điểm thứ hai đó là người tư vấn pháp luật phải có kiến thức pháp luật và đạt trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định, có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu. Đối với kỹ năng tư vấn pháp luật thì đây là một hoạt động phải có kỹ năng nghề nghiệp cao bởi vì ngoài kiến thức sâu rộng thì người tư vấn cần phải trang bị cho mình nhiều kĩ năng hành nghề, kỹ năng đó phải được hình thành thông qua việc tham gia một hệ thống đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu và tu bổ rèn luyện thực tế. –
– Tư vấn pháp luật là nghề lấy pháp luật làm công cụ để giải quyết vấn đề pháp lý mà khách hàng yêu cầu. Bản thân người tư vấn hoạt động dựa trên pháp luật, và tuân thủ pháp luật quy chế, trách nhiệm nghề nghiệp
– Tư vấn pháp luật là nghề lao động trí óc có tính độc lập và phải chịu trách nhiệm cá nhân cao. Tư vấn là hoạt động chuyên môn đặc thù do đó đòi hỏi người thực hiện tư vấn phải có một số yếu tố nhất định, là những kiến thức cũng như kỹ năng đạo đức nghề nghiệp, có sự tận tâm, nhiệt tình…
– Tư vấn pháp luật là tìm được giải pháp hợp lý và phù hợp pháp luật để giải quyết,
– Là hoạt động đòi hỏi sử dụng kỹ năng nghề nghiệp thành thạo chuẩn xác, người tư vấn có sự mẫn cảm nghề nghiệp và khả năng phán đoán.
3. Điều kiện hành nghề tư vấn pháp luật.
Đối với tư vấn viên pháp luật.
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích
– Có bằng cử nhân luật
– Có thời gian công tác pháp luật từ 3 năm trở lên
Đối với cộng tác viên tư vấn pháp luật
Điều kiện để trở thành một cộng tác viên tư vấn pháp luật đó là phải là công dân Việt Nam thường trú tại việt Nam và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích và thuộc trong các trường hợp sau thì được làm cộng tác viên tư vấn pháp luật
– Người cso bằng cử nhân luật hoặc người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân
– Người đã hoặc đang đảm nhiệm các chức danh như luật sư, công chứng viên, trọng tài viên và các chức danh tư pháp khác.
Đối với luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư. Điều kiện để hành nghề là có chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một tập đoàn luật sư.
Đối với trợ giúp viên pháp lý.
Công dân Việt Nam là viên chức của trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây thì có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý đó là:
– Có phẩm chất đạo đức tốt.
– Có trình độ cử nhân trở lên.
– Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý.
– Có sức khỏe đảm bảo thực hiện trợ giúp pháp lý.
– Không đang trong thời gian bị xử lý kỉ luật.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |