Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế xã hội hiện đại thì các doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều với đủ mọi loại hình khác nhau. Vậy doanh nghiệp có những loại hình nào? Điều kiện để thành lập doanh nghiệp là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY đến hotline 0906.719.947 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ.
Doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 ghi nhận như sau:
“10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đâng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Như vậy, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vị lợi, mặc dù thực tế một số tổ chức doanh nghiệp có các hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Có mấy loại hình doanh nghiệp?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp sau đây:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Đặc điểm:
Do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu.
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Đặc điểm:
Có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
Khác với hai loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn trên, Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp là gì?
Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ 07 trường hợp sau:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;
– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanh nghiệp, trừ 02 trường hợp sau đây:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp bao gồm những tài liệu nào?
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Bao gồm việc chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty hợp danh); Danh sách cổ đông với công ty cổ phần.
– Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân; các thành viên góp vốn đối với công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.
Bạn còn chưa biết cách chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Hay không muốn mất thời gian tự mình nộp hồ sơ và chờ đợi kết quả? Hãy GỌI NGAY cho Zluat để được tư vấn nhanh nhất.
Trình tự thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Khi chuẩn bị được đầy đủ các hồ sơ theo quy định của pháp luật theo đúng các loại hình doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua các phương thức đăng ký doanh nghiệp sau đây:
– Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
– Đăng ký doanh nghiệp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia:
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được thực hiện bằng việc cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ hồ sơ tiếp nhận của cơ quan mình và đồng thời trao cho người thành lập Giấy biên nhận về việc xác nhận hồ sơ đã hợp lệ
Bước 3: Xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
– Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây: Ngành, nghề kinh doanh; Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).
Thẩm quyền cấp phép
Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian cấp phép
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
– Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp phép cho doanh nghiệp hoạt động
– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Chi phí khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp mới của Zluat
Hiện nay, phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp mới trên Cổng thông tin quốc gia là 100.000 đồng.
Chi phí khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Zluat còn tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Hãy LIÊN HỆ NGAY với Zluat để được nhận BÁO GIÁ với CHI PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT.
- Dịch vụ ly hôn với người nước ngoài tranh chấp tài sản nhanh chóng tại Hố Quáng Phìn, Đồng Văn, Hà Giang
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Thạnh Hưng, Kiến Tường, Long An. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 90,000 đồng.
- Hồ sơ đơn Ly hôn Thuận tình kèm hướng dẫn Ly hôn Thuận tình tại Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội. Hồ sơ hiện nay, thanh toán Online, điền thông tin, gửi đơn và giải quyết nhanh. Luật sư Lâm Hoàng Quân hướng dẫn, giá chỉ khoảng 90,000 đồng.
- Thực hiện trọn gói ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp nợ chung – tại Phường Tân Phước Khánh, Tân Uyên, Bình Dương
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Đồng Văn, Đồng Văn, Hà Giang. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 90,000 đồng.