Cơ sở pháp lý
– Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội lần thứ 14 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;
– Luật Phá sản số 51/2014/QH13 được Quốc hội lần thứ 13 thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2014;
Điều kiện phá sản
Khi thành lập doanh nghiệp, ai cũng mong muốn doanh nghiệp của mình phát triển tốt. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động đem đến khá nhiều rủi ro, nhiều vấn đề khiến công ty khó khăn trong hoạt động dẫn đến phá sản.
Phá sản là tình trạng một chủ thể (cá nhân, pháp nhân) mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Theo cách nói thông thường phá sản là tình trạng của một người bị vỡ nợ không còn bất cứ tài sản nào để trả các khoản nợ đến hạn.
Theo đó, Luật Phá sản năm 2014 cũng ghi nhận khái niệm về phá sản như sau:
“Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.”
Như vậy, phá sản chính là tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và cơ quan Nhà nước ra quyết định tuyên bố phá sản, chấm dứt sự hoạt động của doanh nghiệp đó.
Từ khái niệm này, có thể thấy, để doanh nghiệp được công nhận là phá sản thì phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện gồm:
-
Mất khả năng thanh toán: Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán
-
Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Thành phần hồ sơ yêu cầu phá sản
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp
– Chứng cứ để chứng minh khoản nợ đến hạn.
– Chứng cứ để chứng minh lương và các khoản nợ khác đến hạn.
– Các giấy tờ, tài liệu liên quan như: báo cáo tài chính, bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp,….
Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Xem thêm : Dịch vụ giải thể doanh nghiệp cho doanh nghiệp uy tín tại Hà Nội
Theo đó, hồ sơ được nộp lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với:
-
vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
-
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
-
doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
-
vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
Hồ sơ được nộp lên Tòa án nhân dân cấp huyện đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
- Luật sư tư vấn chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân tại huyện Long Điền tỉnh Vũng Tàu.
- [PHÚ BÌNH] – Trọn gói ly hôn ĐỒNG THUẬN (THUẬN TÌNH) thoả thuận quyền nuôi con nhanh chóng 2024
- Thực hiện trọn gói ly hôn Thuận tình thoả thuận quyền nuôi con – tại Nậm Mòn, Bắc Hà, Lào Cai
- Trọn gói ly hôn Đơn phương phân chia nợ chung – tại Đào Mỹ, Lạng Giang, Bắc Giang
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Mỹ Tịnh An, Chợ Gạo, Tiền Giang. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 80,000 đồng.