Điều kiện thành lập doanh nghiệp.

 

Ngày nay, đầu tư thành lập doanh nghiệp để kinh doanh đang là xu hướng của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế. Điều này xuất phát từ tầm quan trọng của các doanh nghiệp đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của con người trên thế giới. Tầm quan trọng đó thể hiện ở chỗ: doanh nghiệp chính là đơn vị sản xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu chủ yếu của toàn xã hội. Vậy để thành lập một doanh nghiệp cần những điều kiện gì? Hãy GỌI NGAY để được tư vấn MIỄN PHÍ HOẶC tìm hiều các thông tin pháp lý cần thiết thông qua bài viết sau đây của Zluat.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp là hoạt động khởi tạo doanh nghiệp của chủ đầu tư bao gồm các hoạt động đầu tiên tạo cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình và thủ tục pháp lý cần thiết để khai sinh hợp pháp ra doanh nghiệp đó.

Thành lập doanh nghiệp là một thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm “khai sinh” hợp pháp cho doanh nghiệp.

Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật về hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ cùa doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp…

Điều kiện về chủ thể khi thành lập doanh nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là quyền tự do của công dân, tuy nhiên sự tự do này là sự tự do trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép. Bởi vậy mà khi thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Thành lập doanh nghiệp là quyền tự do của công dân và được pháp luật bảo vệ nhưng không vì thế mà mọi chủ thể trong xã hội đều có quyền thành lập doanh nghiệp. Chỉ những chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật theo quy định mới có quyền tiến hành thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, một số chủ thể mặc dù có đầy đủ năng lực hành vi nhưng do những đặc thù nghề nghiệp hoặc chức vụ mà họ đảm nhiệm nếu thành lập doanh nghiệp có thể làm phát sinh hành vi tiêu cực hoặc những sự cạnh tranh không công bằng, đe dọa lợi ích của các chủ thể khác cũng bị cấm thành lập doanh nghiệp. Cụ thể tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các tổ chức, cá nhân không có quyền thành lập doanh nghiệp bao gồm:

–  Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

– Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều kiện về vốn khi thành lập doanh nghiệp

Mục đích của việc thành lập doanh nghiệp là kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận, do đó doanh nghiệp phải có vốn.

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kĩ thuật và các tài sản khác.

Điều kiện về vốn được thể hiện dưới hình thức vốn pháp định.  Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn pháp định chỉ áp dụng với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể mà pháp luật quy định. Còn lại, việc quy định mức vốn khi thành lập doanh nghiệp sẽ do chủ doanh nghiệp, cổ đông, thành viên vốn góp quyết định phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. 

Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Tùy loại hình doanh nghiệp mà chủ thể thành lập doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký khác nhau. Nhưng nhìn chung, để thành lập doanh nghiệp thì phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

– Bản sao hợp lệ giấy tờ bao gồm: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên/cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;  Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên/ cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên/cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;  Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Để việc đăng ký thành lập doanh nghiệp hoàn thiện và hợp pháp, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ còn cần phải tuân thủ các quy định về ngành nghề kinh doanh, tên của doanh nghiệp.

Theo điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp  2020, một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Ngành nghề cấm kinh doanh là các ngành nghề có khả năng phương hại đến quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, văn hóa…Điều 6 Luật đầu tư 2020 các ngành nghề kinh doanh bị cấm như: Cấm kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người…

– Ngành nghề thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về tên doanh nghiệp khi thành lập

Theo Luật doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về tên quy định từ Điều 38 đến Điều 41 Luật doanh nghiệp và không thuộc các trường hợp bị cấm sau đây:

– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Lưu ý: Không sử dụng căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể (dùng để ở) để đặt  làm địa chỉ trụ sở chính công ty.

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Nộp 01 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Zluat chuẩn bị và cung cấp).

– Điều lệ công ty (Zluat chuẩn bị và cung cấp).

– Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập (Zluat chuẩn bị và cung cấp).

– Bản sao chứng thực các giấy tờ sau đây (Khách hàng chuẩn bị và cung cấp):

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

+ Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp (qua dịch vụ bưu chính, qua Cổng thông tin đăng ký quốc gia về thành lập doanh nghiệp) đến cơ quan đăng ký kinh doanh (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính).

Bước 3: Kiểm tra, xử lý hồ sơ và nhận kết quả

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kể từ ngày nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp biết.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Zluat

Bạn không có thời gian để thực hiện, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Zluat để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.

Các luật sư của Zluat là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *