Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Đối với các pháp nhân thực hiện hoạt động kinh doanh, loại thuế phải chịu là thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì và được pháp luật quy định như thế nào?
Trong phạm vi bài viết này, Zluat sẽ làm rõ các nội dung pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014;
2. Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
3. Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế mà mỗi tổ chức, doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động đầu tư, kinh doanh tạo ra lợi nhuận, vì mục đích sinh lời thì các khoản doanh thu chịu thuế sẽ được tính để nộp về cho Nhà nước.
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Corporate Income Tax) là thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp (phần thu nhập còn lại sau khi khấu trừ các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh), được thu dựa vào kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác của doanh nghiệp. Tìm hiểu về luật doanh nghiệp với công ty luật hoàng anh có 10 năm kinh nghiệm trong nghề, đã xử rất nhiều các vụ án liên quan đến doanh nghiệp.
Như vậy, pháp luật về thuế thu nhập cá nhân là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế của doanh nghiệp.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định, bao gồm:
-
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
-
Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;
-
Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-
Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, sửa đổi tại Điều 1 Thông tư số 96/2015/TT-BTC:
“Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Công thức tính:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)) x Thuế suất thuế TNDN
Thu nhập tính thuế lại được tính theo công thức:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập được miễn thuế + Các lỗ kết chuyển)
Thu nhập chịu thuế lại = (Tổng doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
Các trường hợp thu nhập được miễn thuế tại Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, và được sửa đổi bổ sung tại Điều 6 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 bao gồm:
-
Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã; thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
-
Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
-
Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
-
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.
-
Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
-
Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
-
Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
-
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải.
-
Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội; thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật; thu nhập của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
-
Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
-
Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
- Dịch vụ ly hôn Đồng thuận Không chia tài sản trọn gói tại Quế An, Quế Sơn, Quảng Nam
- Thủ tục trọn gói ly hôn Đồng thuận phân chia quyền nuôi con trọn gói tại Phúc Thuận, Phổ Yên, Thái Nguyên
- Thủ tục trọn gói ly hôn với người nước ngoài tranh chấp khoản nợ – tại Phước Hưng, An Phú, An Giang
- Thủ tục ly hôn Thuận tình dành quyền nuôi con – tại Tân Tiến, Yên Sơn, Tuyên Quang
- Chia sẻ đơn Ly hôn chồng kèm hướng dẫn Ly hôn chồng tại Vân Trình, Thạch An, Cao Bằng. Chia sẻ nhanh gọn, mua online, viết vào, nộp hồ sơ và được giải quyết. Luật sư Trịnh Văn Long tư vấn, khoảng 60,000 đồng.