Đưa, nhận hối lộ là một trong số những tội phạm thuộc về tham nhũng theo đó Tham nhũng, nhận hối lộ đã và đang là vấn đề nóng của xã hội. Những năm gần đây; Chính phủ rất quyết liệt trong việc bài trừ tham nhũng, thanh lọc bộ máy Nhà nước. Vậy Đưa hối lộ cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu thông qua bài viết đưới đây!
1. Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm sẽ bị xử phạt
Hiện nay, một số người vi phạm không muốn bị phạt nhiều tiền nên chủ ý đưa hối lộ cho Cảnh sát giao thông (CSGT) theo hướng “cưa đôi”, đưa 150 nghìn đồng hoặc 200 nghìn đồng để CSGT bỏ qua, không phải lập quyết định phạt, không tốn thời gian đi đóng phạt
Chủ ý đưa hối lộ cho CSGT để được bỏ qua lỗi nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật, và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao hơn rất nhiều. Cụ thể, tại Điểm c Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: “Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính”.
Như vậy, người vi phạm giao thông có chủ ý đưa tiền hối lộ cho CSGT dù chỉ 150 nghìn đồng hay 200 nghìn đồng cũng bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng (thông thường nếu không có tình tiết tăng năng, giảm nhẹ sẽ bị xử phạt 4 triệu đồng). Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm có thể bị xử phạt theo pháp luật hình sự?
Trong khi đó, khoản 1 Điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về Tội đưa hối lộ như sau:
“1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất…”
Như vậy, trường hợp mức tiền người dân hối lộ cho cảnh sát giao thông từ 02 triệu đồng trở lên thì cấu thành Tội đưa hối lộ và bị xử phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, để cấu thành tội phạm của tội Đưa hối lộ tại Điều luật nêu trên, không đặt ra vấn đề ý chí chủ quan của người vi phạm đưa tiền hoặc tài sản là tự nguyện hay do bị ép buộc. Có thể thấy rằng, ý chí chủ quan của người vi phạm thường là tự nguyện đưa tiền và tài sản nhằm mục đích để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Cụ thể trong trường hợp vi phạm giao thông là để CSGT bỏ qua, không xử lý hành vi vi phạm hoặc xử phạt nhẹ hơn.
2. Cảnh sát giao thông nhận tiền để bỏ qua cho vi phạm bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điều 354 Bộ luật hình sự 2015 :
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.
Trong trường hợp của người vi phạm đưa tiền dưới 2 triệu đồng, thì cảnh sát nhận tiền chưa cấu thành tội nhận hối lộ và chưa thể xử lý Hình sự. Trường hợp này chỉ có thể xử lý viên cảnh sát với hình thức kỷ luật và hành chính. Đồng thời, bản thân người vi phạm cũng chưa đủ cấu thành tội đưa hối lộ (điều 364 Bộ luật hình sự).
Tuy nhiên, hành vi trên vẫn có thể bị xử phạt hành chính theo Điểm c, Khoản 3, Điều 20, Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online.
3. Vi phạm luật giao thông nộp phạt ở đâu?
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt.
- Ngoài ra, còn có thể nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
- Hoặc nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Theo đó, người dân có thể ngồi tại nhà, tra cứu trên đó sẽ thấy các trường thông tin và sẽ nhập thông tin xử phạt hành chính của mình vào. Cụ thể, để có thể nộp phạt, người dân nhập số biên bản xử phạt hành chính, thời gian vi phạm, họ tên người vi phạm, biển số xe. Sau khi nhập các thông tin trên sẽ ra quyết định xử phạt.
4. Khi nào được nộp phạt tại chỗ?
Cần phải lưu ý rằng, nộp phạt tại chỗ ở đây khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Trên đây là các thông tin về Đưa hối lộ cảnh sát giao thông bị xử phạt như thế nào? Danh mục các loại mặt hàng tiêu dùng? mà Zluat cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Zluat của chúng tôi. Công ty Zluat luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅ Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
- Kinh nghiệm đơn Ly hôn vợ kèm hướng dẫn Ly hôn vợ tại Đức Hợp, Kim Động, Hưng Yên. Kinh nghiệm nhanh nhất, online, điền vào, nộp Toà và giải quyết nhanh chóng. Luật sư Lâm Hoàng Quân chỉ cách, không tốn phí 50,000 đồng.
- Dịch vụ ly hôn Thuận tình (Đồng thuận) phân chia khoản nợ chung nhanh tại Thành Công, Khoái Châu, Hưng Yên
- Dịch vụ khởi kiện dân sự tại huyện Sông Mã.
- Thủ tục trọn gói ly hôn với người nước ngoài phân chia khoản nợ chung trọn gói tại Việt Hưng, Văn Lâm, Hưng Yên
- Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài tranh chấp nợ chung nhanh tại Hợp Hòa, Tam Dương, Vĩnh Phúc