Được yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?.

Các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng khi phát hiện hành vi vi phạm hợp đồng được quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện ra Tòa án, Trung tâm trọng tài để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế của đối tác. Vậy Được yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào? Hãy cùng Zluat tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Bồi Thường Thiệt Hại trong Hợp đồng
Được yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?

1. Điều kiện được yêu cầu bồi thường thiệt hại từ hợp đồng

✔  Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo thỏa thuận trong hợp đồng các bên có thể lựa chọn Tòa án hoặc Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đây cũng là nơi có thẩm quyền giải quyết việc khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bạn.

✔  Căn cứ phát sinh quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại

– Có hành vi vi phạm hợp đồng

– Có thiệt hại thực tế xảy ra: Bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh những tổn thất, thiệt hại mà bên mình phải chịu khi có việc vi phạm hợp đồng. Đồng nghĩa, bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng phải chứng minh được lý do mình được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

– Việc vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

✔  Trường hợp việc yêu cầu bổi thường thiệt hại được các bên tự thỏa thuận mà không yêu cầu cơ quan tài phán giải quyết thì bên có quyền gửi Yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ bồi thường. Pháp luật không quy định quy trình, thời gian về thủ tục này.

2. Quy định pháp luật hiện hành về yêu cầu bồi thường thiệt hại

✔  Căn cứ Điều 13 Bộ luật dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại thì “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

✔  Căn cứ vào Điều 301 Luật thương mại 2005 về bồi thường thiệt hại liên quan đến hợp đồng kinh tế quy định “Bồi thường thiệt hại là việc mà bên gây ra thiệt hại, vi phạm nghĩa vụ phải thực hiện trong hợp đồng phải bồi thường những tổn thất, thiệt hại cho bên bị vi phạm.”

✔  Căn cứ vào từng loại hợp đồng cụ thể ghi nhận tại Bộ luật dân sự 2015 việc yêu cầu bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng, từng hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Các loại hợp đồng được Bộ luật dân sự ghi nhận gồm:

Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng thuê tài sản; Hợp đồng mượn tài sản; Hợp đồng về quyền sử dụng đất; Hợp đồng hợp tác; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng vận chuyển; Hợp đồng gia công; Hợp đồng gửi giữ tài sản; Hợp đồng ủy quyền.

3. Mức bồi thường thiệt hại được yêu cầu áp dụng

✔  Trường hợp các bên có thỏa thuận chi tiết mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì áp dụng theo thỏa thuận đã ghi nhận.

✔  Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận chi tiết thì mức bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

– Căn cứ Điều 301 Luật Thương mại 2005 Những loại thiệt hại mà người vi phạm hợp đồng phải bồi thường gồm:

+ Giá trị kinh tế, giá trị hợp đồng thực tế mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi gây thiệt hại của bên vi phạm

+ Các khoản lợi, lãi mà bên bị vi phạm đáng lẽ ra được hưởng nếu không có vi phạm xảy ra.

– Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định, người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường những khoản sau:

+ Giá trị lợi ích mà lẽ ra người đó sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại

+ Chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng

4. Trường hợp gây thiệt hại mà không phải bồi thường thiệt hại

4.1. Các trường hợp được miễn trách nhiệm trong hợp đồng

* Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường do thỏa thuận của các bên

Hợp đồng về bản chất là thỏa thuận của hai bên, do đó pháp luật Hợp đồng rất tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng. Hai bên trong hợp đồng có thể tự do thỏa thuận điều khoản miễn trách nhiệm. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:

Thỏa thuận miễn trách nhiệm có thể được ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng. Thỏa thuận miễn trách nhiệm cũng có thể được ghi nhận bằng lời nói, hành vi. Tuy nhiên, việc chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận miễn trách nhiệm bằng lời nói và hành vi là rất khó khăn trên thực tế.

* Trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng

Khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

Hiểu một cách đơn giản, sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bên vi phạm, không thể lường trước được và không thể khắc phục được cho dù bên bị vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục, bao gồm nhưng không giới hạn các trường hợp như bão lụt, hạn hán, đình công, bạo loạn… Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng bên vi phạm có trách nhiệm thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý.

Các bên có thể kéo dài thêm thời gian thực hiện hợp đồng, tuy nhiên nếu quá thời hạn nêu trên mà vẫn không thể thực hiện hợp đồng thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại.

* Trường hợp miễn trách nhiệm do một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng:

Điều 363 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên vi phạm có lỗi như sau:

Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi

Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”.

Đây là trường hợp một bên vi phạm hợp đồng nhưng nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm đó là do lỗi của bên bị vi phạm; Bên vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bên kia phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Do đó, nếu hợp đồng bị hủy bỏ vì một bên vi phạm nghĩa vụ thì bên còn lại sẽ không phải bồi thường thiệt hại; Đồng thời, việc vi phạm nghiêm trọng được coi là không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên, đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

* Trường hợp miễn trách nhiệm do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Về bản chất, hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước là hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng về sự biến pháp lý.

Quyết định của cơ quan nhà nước phải làm phát sinh nghĩa vụ của bên vi phạm, tưc slaf phải thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định nào đó dẫn tới hành vi vi phạm hợp đồng. Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể là quyết định hành chính (quyết định xử phạt vi phạm, quyết định trưng thu,…) hoặc quyết định của cơ quan tư pháp (bản án, quyết định). Miễn trách nhiệm chỉ được áp dụng khi các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng sẽ xảy ra hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Nếu các bên đã biết về việc thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng mà vẫn đồng ý giao kết hợp đồng thì không được áp dụng miễn trách nhiệm.

4.2. Các trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này”.

Tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định thêm trường hợp do “sự kiện bất khả kháng” hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại thì không bên gây thiệt hại không phải bồi thường, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bồi thường hoặc luật có quy định khác.

Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015 (thay thế khoản 1 Điều 161 “Bộ luật dân sự năm 2015”), “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra thì bên gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm dân sự Bồi thường thiệt hại.

Để coi một sự biến là một trường hợp “bất khả kháng”, theo Bộ luật dân sự năm 2015, phải có 03 điều kiện. Một là, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai, nhưng cũng thể là do con người gây ra như hành động của một người thứ ba. Hai là, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được” tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng xảy ra sau thời điểm này. Ba là, sự việc xảy ra “không thể khắc phục” được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết.

Nhìn chung, vấn đề bất khả kháng còn quy định rất chung chung, thậm chí là khó hiểu cũng như không bao quát được các trường hợp trong thực tế. Điều này sẽ dẫn tới những kết quả xét xử khác nhau của Tòa án với cùng một sự biến pháp lý, bởi nếu xác định đúng là “sự kiện bất khả kháng” thì người gây thiệt hại không phải chịu trách bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác.

Ngoài ra, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Trên đây là Được yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào? mà Zluat muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ Zluat cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *